TT - Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Công Chúa Gián, 16/10/22.

  1. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Quân đội Trung Quốc sẽ ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn sự thống nhất của Đài Loan với đại lục.
    Tuyên bố này được đưa ra bởi đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi hôm nay.
    Các phát biểu khác của ông tại cuộc họp giao ban:

    [​IMG]Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thổi phồng thách thức Trung Quốc
    [​IMG] Hoa Kỳ đang cố gắng chia rẽ thế giới theo đường lối ý thức hệ và kích động một cuộc đối đầu khối mới
    [​IMG]Chúng ta nên 'ngừng chơi với lửa' về vấn đề Đài Loan
    [​IMG]Bắc Kinh phản đối tiêu chuẩn kép của Hoa Thịnh Đốn về vấn đề Đài Loan
    [​IMG]
     
  2. LipSiTut

    LipSiTut The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/9/06
    Bài viết:
    2,478
    Nơi ở:
    Thành phố đồ lót
    Tóm tắt: Mõm…
     
  3. dajk9x

    dajk9x The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/6/08
    Bài viết:
    2,256
    Mãi là anh em !wait
     
  4. BYWD

    BYWD Mega Man Berserker Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    23/4/15
    Bài viết:
    3,300
    Nơi ở:
    HN nghìn năm văn vở
    sắp có đảo chính lật tập mõm chưa nhỉ !suong
     
  5. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Chân dung Vương Hỗ Ninh - 'Gia cát Khổng Minh' ở Trung Nam Hải, người được coi là vị "quốc sư" đắc lực cho 3 đời các lãnh đạo Trung Quốc

    Bài từ Vietnam Business Insider, link trong comment.

    Ông Vương Hỗ Ninh đang là một ngôi sao rực sáng trên chính trường Trung Nam Hải. Cũng có thể ví là Gia Cát Khổng Minh thời nay của triều đại họ Tập. Vương Hỗ Ninh được coi là vị "quốc sư" đắc lực cho 3 đời các lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình và được quốc tế nhìn nhận là "túi khôn cấp cao nhất Trung Nam Hải".

    tranquang4 giờ trước

    Ông Vương Hỗ Ninh đang là một ngôi sao rực sáng trên chính trường Trung Nam Hải. Cũng có thể ví là Gia Cát Khổng Minh thời nay của triều đại họ Tập. Vương Hỗ Ninh được coi là vị "quốc sư" đắc lực cho 3 đời các lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình và được quốc tế nhìn nhận là "túi khôn cấp cao nhất Trung Nam Hải".
    (Bạn Nguyễn Hoàng Việt yêu cầu: “Mong thánh chém sẽ có bài riêng về Vương Hỗ Ninh. Một nhân vật quan trọng trong chính trường Trung Quốc”. Thật ngẫu nhiên trùng hợp, bởi lão đã thảo ra trong óc bài này như một kim chỉ nam cho các nông hộ mần chính trị.)

    Trung Quốc có câu thành ngữ: “Phán quân như phán hổ” dịch nghĩa là: Làm bạn với vua như làm bạn với hổ. Đại nhân hỉ nộ vô thường, tai họa giáng xuống lúc nào cũng chẳng lường trước được. Bất kể lúc nào đều có nguy cơ bị đầu lìa khỏi cổ. Vậy Vương Hỗ Ninh là thần thánh phương nào mà lại trụ vững qua ba đời vua chúa? Lão từng có một bài viết về tiểu sử họ Vương nhưng vì biển chữ sâu rộng, chẳng còn tìm ra bài ấy nằm ở đâu. Bữa ni viết thêm là phanh phui sự điêu luyện thánh thiện của họ Vương đã luyện thành gang thép qua ba triều đại mà vẫn trụ vững và vươn lên đỉnh cao quyền lực trong Hồng Triều Bắc Kinh.

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc, ông Tập Cận Bình không chỉ thể hiện khí thế của một bậc đế vương toàn thắng, mà còn trực tiếp trở thành nhà cái duy nhất trong canh bài chính trị của ĐCSTQ. Trong hoạt động chính trị “vận hành trong hộp đen” 5 năm một lần. Duy nhất chỉ một người có thể là phiên bản "Thép đã tôi thế đấy" của ĐCSTQ được cho là tương thích về mặt chính trị vượt qua cả Chu Ân Lai chính là Vương Hỗ Ninh, người đã tháp tùng ba đời tổng bí thư kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Làm thế nào mà họ Vương có thể từ một học giả chính trị bình thường vượt mặt các con ông cháu cha công thần triều đình và các cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Hoa để có được ngôi vị hôm nay?

    Pavel Korchagin, nhân vật chính được mô tả trong cuốn sách "Thép đã tôi thế đấy" nổi tiếng ở Liên Xô cũ và khối Cộng sản, thực ra là câu chuyện của tác giả Nikolai Alekseyevich Ostrovsky. Cuốn tiểu thuyết này sau đó trở thành tác phẩm tuyên truyền chính trị kiểu Xô Viết. Làm thế nào một anh hùng trong chiến tranh đối mặt với thử thách gian nan tham gia vào một "phong trào giải phóng nhân loại" đầy gian nan thử thách. Nhân vật chính Pavel hiện thân của Ostrovsky đã trải qua cuộc đấu tranh chính trị phức tạp bấy giờ, cuối cùng, mặc dù phải đối mặt với thể chất ốm yếu, bị vôi hóa cột sống, bị bại liệt cả hai chân, bị mù hẳn vì vết thương, cuộc sống vật chất quá thiếu thốn, nhưng anh vẫn thành công trong việc "sở hữu một vũ khí mới và bắt đầu một cuộc sống mới" với cuốn tiểu thuyết mà anh đã sáng tác.

    Trải qua bốn cuộc hôn nhân và ba thế hệ lãnh đạo.

    Vương Hỗ Ninh tất nhiên khác với nhân vật trong tiểu thuyết. Anh ta thân thể khỏe mạnh và có một gia đình hạnh phúc. Trải qua bốn cuộc hôn nhân nhưng chưa bị chê bai nói xấu vì vấn đề cá nhân. Trải qua ba đời lãnh đạo vẫn có thể tiếp tục sử dụng triết lý của anh “Triết học như vũ khí của anh để bắt đầu một cuộc sống mới.” Thậm chí vượt hẳn tiểu thuyết, Vương Hỗ Ninh xuất thân từ phe Giang, được Hồ Cẩm Đào trọng dụng, và được Tập Cận Bình coi như Quốc sư. Anh đã có ảnh hưởng đến chính trường Trung Quốc trong hơn 20 năm Trong đó, anh đã giữ chức vụ Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 18 năm, và ảnh hưởng về mặt tư tưởng của anh còn lớn hơn cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Trung Quốc đương đại.

    Thành công chính trị của Vương Hỗ Ninh chủ yếu đến từ gốc rễ triết học của bản thân. Ngoài sở trường thông thạo lý luận Các Max, anh nằm trong ban lý sự chính trị Trung Quốc còn hiểu sâu rộng lý luận triết học và tư tưởng nhân văn phương Tây. Đối với phong trào du học Âu Lục thế kỷ 19 anh rất tinh thông. Chúng ta có thể thông qua mẫu hình ý tưởng của Max Weber để định nghĩa công việc chính trị cùng mẫu hình lý tưởng của Vương Hỗ Ninh. (Maximilian Karl Emil Weber là một nhà xã hội học, nhà sử học, nhà luật học và nhà kinh tế chính trị người Đức, được coi là một trong những nhà lý thuyết quan trọng nhất về sự phát triển của xã hội phương Tây hiện đại.) Tính hợp lý (rationality) đưa xã hội và chính trị Trung Quốc thành “hình mẫu lý tưởng của chủ nghĩa độc tài mới". Một vấn đề mà có thể anh đang muốn đeo đuổi nghiên cứu suốt đời.

    Mặt khác, anh cũng quen thuộc với kinh điển Trung Hoa, và sử dụng phương pháp luận của phương Tây để tạo ra tính hợp lý của “Đông thăng Tây giáng” (sự trỗi dậy ở phương đông và sự giảm dần ở phương tây) cho “sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Quan điểm chính trị độc tài mới mà anh sáng tạo thực chất là sự cai trị của Tề Hoàn công theo tư tưởng Nho giáo. từ "Vành đai và Con đường" đến "Tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại", phản chiếu sự thống trị thế giới là Vương Đạo, tức con đường của vua và thực hiện những điều bá đạo trị thế, đồng thời phủ nhận khả năng áp dụng chế độ phương Tây. (Tề Hoàn công là vị quân chủ chư hầu xưng bá chủ đầu tiên thời Xuân Thu.)

    Ung dung tự tại với các vấn đề chính trị trên tầm cao lý thuyết

    Vương Hỗ Ninh cũng am hiểu lịch sử của phương Đông và phương Tây, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm về cách đồng hành với bề trên, việc suy nghĩ về phép biện chứng và thực hành của Đạo giáo cũng rất hữu ích cho anh ta, đặc biệt là cách định vị của bản thân, làm sao để không gây nguy hiểm cho lãnh đạo và đồng nghiệp. Anh chuyển thể sự hứng thú và nghiên cứu của mình thành một nhà thiết kế lý thuyết về tính hợp lý của hệ thống chính trị của ĐCSTQ, thay vì phục vụ như một nhân vật chính trị có quyền lực thực sự. Anh cố hết sức tránh xa tất cả các công việc cụ thể liên quan đến kinh tế, tài chính, nhân sự, quân sự và an ninh, vì vậy bất kể thành công hay thất bại của chính sách, anh đều có thể thoát khỏi các vấn đề chính trị với tầm cao lý thuyết, miễn là nó có thể đáp ứng thị hiếu tư tưởng của các nhà lãnh đạo. Anh có thể tiếp tục đưa ra một thực đơn lý thuyết để đáp ứng nhu cầu về tính hợp pháp của sự cai trị của ĐCSTQ. Giống câu chuyện 1001 đêm, anh tiếp tục kiến tạo ra những lý luận sắc bén thu hút lãnh đạo từ thời kỳ này qua thời kỳ khác.

    Về quan hệ nhân sự, anh triệt để duy trì khoảng cách thực tế với sếp, đồng thời tránh nuôi dưỡng băng nhóm, không kết đảng tạo phái, để rồi đặt mình vào trạng thái nước trong không có cá. Những năm đầu cùng làm việc với giới học thuật ở Đài Loan, anh cũng giữ một khoảng cách rõ ràng, đồng thời quan sát kỹ lưỡng thế yếu của Hoa Kỳ và Đài Loan. Kiệt tác “Nước Mỹ chống lại nước Mỹ” của anh xuất phát từ quá trình nghiên cứu và phê bình triết học phương Tây, điều này khiến các đồng nghiệp của anh không bao giờ nắm bắt được các vấn đề tiêu cực chính trị trong tư tưởng của anh. Bất kể hoàn cảnh chính trị biến hoá ra sao, anh trước sau đều nắm bắt được phương hướng chính xác.

    Đối mặt với các đồng nghiệp ở các thời kỳ và địa vị khác nhau, anh gần như tránh giao tiếp, nền tảng học vấn và thói quen đọc sách của anh ta trở thành lý do hợp lý cho việc giao tiếp xã hội lạnh nhạt. Dành thời gian cho việc đọc và nghiên cứu khiến lời nói của anh có khoảng cách với những người làm chính trị. Không nói về dữ liệu và công việc thực tế cho phép anh tránh được vấn đề chọn bên đứng. Anh như một tờ giấy trắng không dễ xuyên thủng, nhưng đủ có đường lề sắc bén khiến người khác phải giữ khoảng cách.

    Một tác phẩm “Đài Loan chống lại Đài Loan” có thể được ra mắt.

    Không giống như nhân vật chính của "Thép đã tôi thế đấy", bị thụ động trải qua bất ổn, sự nghiệp chính trị gần như hoàn hảo của Vương Hỗ Ninh giống với Diêu Quảng Hiếu, một mưu sĩ thời Minh Thành Tổ. Anh chính là người đã chủ động đối phó với cuộc khủng hoảng do âm mưu đảo chính của Bạc Hy Lai, và biến cuộc khủng hoảng thành một bước ngoặt tạo điểm nhấn cho đối thoại Trung-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của anh, đã thành công khiến các thành viên quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản rời xa công việc lý luận, gạt họ ra ngoài lề công việc lý thuyết và thiết kế chính sách. Anh giống như một nhà viết kịch vĩ đại cho bộ phim chính trị của ĐCSTQ hơn 20 năm qua.

    Nếu Vương Hỗ Ninh tiếp quản vị trí phó trưởng nhóm phụ trách công việc Đài Loan theo thông lệ trước đây của chủ tịch CPPCC (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) vai trò của anh trong lĩnh vực tư tưởng "tấn công bằng văn hóa" sẽ có ý nghĩa hơn trong tương lai. Đánh giá từ bối cảnh của các nghiên cứu và bài viết trong quá khứ của anh, một kịch bản "Đài Loan chống lại Đài Loan" có thể được đưa ra bất cứ lúc nào, với mục đích trong tương lai, nền dân chủ của Đài Loan sẽ bị quốc tế phỉ báng, và Đài Loan sẽ được miêu tả là một xã hội dân chủ chưa trưởng thành qua các phương tiện truyền thông quốc tế. Nó thậm chí còn đi xa hơn khi phủ nhận khả năng thích ứng của dân chủ với dân chủ tập thể kiểu Trung Quốc, vượt qua “xung đột vùng xám” để giành lấy địa vị cao về ý thức hệ quốc tế.

    Vì vậy, quan điểm của Vương khi chuẩn bị cho công việc Đài Loan sẽ không phải là chủ động sử dụng vũ lực, điều này trái với lợi ích và chức năng của anh, mà là làm sao để Đài Loan bị cô lập hơn trên chính trường quốc tế, khiến tình hình chính trị, trật tự xã hội trong đảo rơi vào tình trạng hỗn loạn nhiều mặt, thông tin và tâm lý bất an. Đó mới là vấn đề “Dùng trí thống nhất” do Vương Hỗ Ninh chủ đạo.

    Làm chính trị phải như Vương Hỗ Ninh, biến trò chơi chính trị thành nghệ thuật, đưa nghệ thuật chính trị lên đỉnh cao. Nên nhớ, phải là nhà nghệ thuật chính trị, không dính đến vật chất, quyền lực, ngôi vị, không lợi ích nhóm. Đấy mới là thánh thiện và là đỉnh cao của chính trị. Thử hỏi thiên hạ mấy ai được như Vương Hỗ Ninh?

    -------------------------------------------------------

    H1: chân dung Vương Hỗ Ninh.
    H2: Ông Vương Hỗ Ninh (ngồi giữa) - Bí thư thứ nhất Ban Bí thư. Ảnh - Nikkei Asia
    H3: Ông Vương Hỗ Ninh và ông Tập Cận Bình
     
    shuri711 thích bài này.

Chia sẻ trang này