TT - Tổng thống Mông Cổ sắp thăm Việt Nam

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Công Chúa Gián, 27/10/23.

  1. Rây chồ

    Rây chồ Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    20/5/23
    Bài viết:
    1,122
    Cưỡi ngựa mà như cưỡi mấy con chó bẹc giê.

    [​IMG]
     
  2. taditest

    taditest Leave Luck to Heaven ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/4/09
    Bài viết:
    7,364
    Ngựa nòi của Mông Cổ tặng từ 2020 mà.

    Cũng vì nhận ngựa tặng nên mới thành lập đội kỵ binh chứ trước đó làm gì có.
     
  3. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Nó dùng bên Nội Mông là chính, bọn Ngoại Mông muốn học chữ tổ tiên phải đi du học
     
  4. Sét Đánh

    Sét Đánh Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    25/11/15
    Bài viết:
    1,192

    Trông vậy thôi mà mấy con ngựa thảo nguyên nó khoẻ lắm :6cool_smile:

    đây là lý do mà mấy con Ngựa lùn Mông Cổ có thể làm gỏi Trung Hoa và đánh tận sang Châu Âu


    NGỰA LÙN KHÔNG MANG ĐƯỢC GIÁP NẶNG?

    Chả biết từ bao giờ mà trong các cộng đồng mà tôi biết có cái quan niệm cho rằng giống ngựa lùn thì không mang được giáp nặng, và trong các trường hợp khi nói đến chữ “ngựa lùn” thì tức là họ thường ám chỉ giống ngựa Mông Cổ và tất nhiên tôi cảm thấy rất “khó chịu” khi có bất cứ thứ gì (sai sự thật) làm tổn hại đến Yeke Mongghol Ulus.
    --
    Nguồn cơn
    Nói chung thì cái quan niệm này có hai ý chính:
    1. Ngựa lùn không mang vác nặng được.
    2. Ngựa cao to thì mang vác nặng tốt hơn ngựa lùn.
    Bài này sẽ làm sáng tỏ liệu hai luận điểm này có chính xác.

    Có vẻ như nguồn gốc đến từ một cái Rule of Thumb đó là: ngựa chỉ có thể mang vác trọng lượng tối đa 20% - 30% khối lượng cơ thể, theo công thức này, con ngựaMông Cổ nặng nhất khoảng 270 kg chỉ có thể chịu được khoảng 80 kg trên lưng, tức đây sẽ là mức tải trọng chặn trên cho tất cả ngựa Mông Cổ, hợp lí mà đúng không?

    Tất nhiên là… không, bởi cái Rule of Thumb này được thiết lập bởi Châu Âu hoặc Châu-Âu Sphere (tạm gọi như thế), và nó không thể nào áp dụng được cho các giống ngựa nằm ngoài vùng này.

    Một ví dụ: một con ngựa thuộc vùng Darkhad phía Bắc Mông Cổ nặng 250 kg có thể mang tải trọng lên đến 300 kg trên lưng của mình, hoặc trang visitmongolia cho số liệu cân nặng thích hợp để cưỡi ngựa trung bình là 90 kg– 100 kg, lưu ý đây là tải trọng trung bình, những số liệu này đều vượt qua cái chặn trên 80 kg được tính toán bên trên.
    --

    Ngựa lùn thì không mang vác nặng được?
    Ngựa Mông Cổ là một giống ngựa lùn thảo nguyên đãtừng phổ biến khắp Thảo nguyên Á Âu hoặc Nội Á, hay nói đúng hơn là giống ngựa thảo nguyên duy nhất thời hiện đại vẫn còn thuần chủng, và nó mang những đặc tính của loài ngựa thảo nguyên: cực khỏe và dai sức, thế thì tải trọng của giống ngựa thảo nguyên này được ghi chép như thế nào trong lịch sử?

    Trong quyển nhật ký hành trình A Ride to Khiva – Hành Trình Đến Khiva (một Hãn Quốc ở Trung Á), sĩ quan người Anh Frederick Burnady – vốn là một kỵ mã có kinh nghiệm, đã có những ghi nhận đáng chú ý về giống ngựa lùn thảo nguyên, khi ông tới một cái chợ để mua ngựa, ông đã nhận xét:

    Nếu như nói về ngoại hình của những con ngựa này thì phần lớn đều phải dùng những từ ngữ tệ nhất để miêu tả… Ngoại trừ sự gầy gò quá thể, chúng cứ như bọn chó Newfoundland ngoại cỡ hơn là loài ngựa […] Sau khi bỏ qua một loạt ngựa xấu xí trông chỉ đủ để vác đôi ủng của tôi hơn là [chính tôi], cuối cùng thì tôi cũng chọn một con ngựa đen nhỏ, cao khoảng 14 hands (ngựa Mông Cổ ngày nay cao trung bình 12 – 14 hands) […] với giá 5 bảng Anh, được coi là khá cao [ở đó].

    Rõ ràng là Frederick Burnady không hề đánh giá cao con ngựa của mình cho lắm, cho đến khi một khoảng thời gian sau:

    Thứ khiến tôi bất ngờ nhất […] chính là sự giai sức cực kỳ của bọn ngựa. Hướng dẫn viên phải thường xuyên xuống ngựa để lau chùi cái mũi đóng đầy băng của chúng [ngựa] (mùa đông năm 1876 – 1877 khá khắc nghiệt), nhưng những con thú nhỏ này cày nát tuyết để mở đường một cách đều đặn. Còn con mà tôi cưỡi, cái con ngựa mà nếu như ở Anh thì chắc chả được xem là vác được đôi ủng của tôi, vẫn luôn luôn sung sức sau khi di chuyển được 17 dặm (27 km). Mặc cho sức nặng trên lưng nó – khoảng 20 stone (127 kg) – chưa bao giờ thể hiện một dấu hiệu nào của sự mệt mỏi.

    Vài ngày sau:
    Con thú nhỏ của tôi, mặc cho ngoại hình trông như bộ xương, đã mang tôi đi từ Kasala [đi 300 dặm], chúng ta thường đánh giá cao loài ngựa Anh Quốc, và chúng xứng đáng như thế khi và chỉ khi đang nói về tốc độ, nhưng nếu nói về sự giai sức, tôi nghi ngờ liệu một con ngựa to và được ăn uống đầy đủ của chúng ta [Anh Quốc] liệu có cửa nào để so với một con ngựa Kirghiz nhỏ nhắn và đói một nửa.

    Chưa hết, trong hành trình trở về, ông lại chọn một con ngựa khác (dưới 14 hands) để đi săn, đã chép lại một cách hào hứng:
    Nhảy múa [khi cưỡi tôi] như thể nó đang được cưỡi bởi một nài ngựa nặng bằng chiếc lông vũ”, “Chưa bao giờ vấp ngã… con quái thú nhỏ nhưng cứng cáp này có thể mang cả Daniel Lambert (một trong những người nặng nhất lịch sử với cân nặng hơn 300 kg) nếu như quý ông danh tiếng nhưng béo phì dó dịp được hồi sinh vậy.

    Ta có thể thấy rõ rằng, gã kỵ mã người Anh đã hoàn toàn mê mẩn giống ngựa lùn thảo nguyên với sức dẻo dai hơn hẳn giống ngựa cao to ở quê nhà, và cái Rule of Thumb nó hoàn toàn không thể áp dụng cho giống ngựa này.

    Đây không phải là ghi chép duy nhất, nhưng là chi tiết nhất, vẫn còn một số khác như là Chuyến hành trình đến Mông Cổ của John of Plano Carpini và William Rubruck, cả hai đều bị ấn tượng bởi sức khỏe của loài ngựa thảo nguyên nhỏ nhắn nhưng cứng cáp, William còn ghi chép rằng khi không đủ ngựa cho cả đoàn thì 2 người vẫn có thể cưỡi cùng một con ngựa, một ví dụ khác là khi nghiên cứu về thị trường ngựa ở Trung Á thế kỷ 13 thì người ta nhận xét thấy một trong những món hàng được mua nhiều nhất chính là ngựa thảo nguyên Kipchak (cùng giống với ngựa Mông Cổ): lùn nhưng dai sức, có thể mang được giáp nặng, dễ nuôi và rẻ hơn nhiều so với các giống Ả Rập hoặc Ba Tư.
    --

    Thế còn ngựa cao to có đồng nghĩa với việc có tải trọng cao?
    Trong quyển Cavalry History and Tactics (1860), sĩ quan kỵ binh Louis Edward Nolan chép:
    Kỵ binh của chúng tôi thật yếu thớt, chúng [ngựa] cao thật, nhưng là cao bởi các chi, và đó là điểm yếu chứ không phải sức mạnh. Giống mà họ [các kỵ binh] cần không phải thứ ngựa đua ốm nhách đó, mà là giống Ả Rập và Ba Tư, với dáng gọn nhẹ và chi cứng cáp.
    Câu trả lời cho câu hỏi trên là “tùy cao to như thế nào?” nếu chỉ được cái cao mà thiếu đi sự cứng cáp của các chi thì con ngựa đó chỉ có thể chạy nhanh chứ không thể nào có tải trọng lớn được, và cũng chú thích “giống Ả Rập với Ba Tư ở đây” là đang chỉ giống ngựa lùn (khoảng trên dưới 14 hands), các kỵ binh ở Ấn Độ cần thêm giống ngựa lùn từ nơi khác vì ở ngựa lùn ở Ấn Độ không đủ để cung cấp cho kỵ binh.

    Một sĩ quan kỵ binh khác viết:
    Tôi có một con ngựa lùn Ả Rập cao khoảng 14.2 hands […] Con ngựa lùn này mang vác 15 stone (95 kg) như thể lông vũ và chưa bao giờ trông nó mệt mỏi.

    Một so sánh khác là giữa ngựa lùn Miến (cao trung bình 12 hands) với ngựa Ả Rập, ngựa Ả Rập nhanh hơn nhưng sức tải trọng hoàn toàn thua thiệt so với ngựa Miến, chính quyền Đế quốc Anh sau khi chiếm được Ấn Độ đã cố lai hai giống ngựa Miến và Ả Rập, mặc dù thành quả là một giống ngựa chạy nhanh hơn ngựa Miến, nhưng đổi lại sức tải trọng và dai sức vẫn không bằng “hàng thật” điều tương tự cũng đang diễn ra ở Thảo nguyên Mông Cổ thời hiện đại.
    --

    Vì sao ngựa cao to lại thua thiệt hoàn toàn so với ngựa lùn thảo nguyên về sự dai sức và tải trọng?

    Câu trả lời nằm ở trao đổi chất và chế độ ăn, các giống ngựa cao to thường là ngựa lai qua nhiều thế hệ và được ăn những loại thực phẩm xa xỉ: đạm, ngũ cốc, thảo được,… nó giúp cho sự trao đổi chất trở nên nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, ngựa trở nên cao to hơn, dẫn đến việc có tốc độ cao, thế nhưng sự trao đổi chất này đến cùng với một cái giá là mau mất sức hơn so với giống ngựa lùn thảo nguyên chỉ cần cỏ dại và nước để sống.
    --
    Kết luận
    1. Ngựa lùn thảo nguyên có sự dai sức và tải trọng vượt hẳn các giống ngựa cao to khác.
    2. Các giống ngựa cao to liệu có tải trọng cao không thì còn “tùy”.
     
  5. Rây chồ

    Rây chồ Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    20/5/23
    Bài viết:
    1,122
    Gemvn ngoài mấy kiến thức simeo chim cò kứt đái thì lâu lâu cũng học đc vài thứ bổ ích.
     
  6. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,314
    Thế hoá ra thằng Koei lừa mị à mấy game tam quốc toàn miêu tả xích thổ bự như một xe hơi peepo_cursing
    upload_2023-11-3_12-46-45.png
     
  7. minh77

    minh77 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    3,409
    Con Xích Thố có phải ngựa mông cổ đâu pa worry-104
     

Chia sẻ trang này