Muốn ăn uống khoa học thì còn phải tính tới việc ngủ nghỉ nữa. Đa số tụi mình toàn là dân thức khuya. Với cái thời khoá biểu toàn là 12h hay 1-2h sáng mới ngủ, rồi ngủ tới 9h-10h sáng thì ăn sáng thế nào được. Muốn ăn sáng tốt thì tối nên ngủ sớm trước 10h. Sáng khoảng 5h dậy, tập thể dục, vận động, hít thở vào. Vì qua một đêm, cơ thể như cái PC shut down, muốn nó chạy ngon thì phải warm up 1 tí. Khi cơ thể đã thức dậy đầy đủ thì bảo đảm đói & khi đó ăn sáng đủ chất sẽ hấp thụ được hết chất dinh dưỡng. Như thế thì khi đi làm, đi học gì đấy mới có đủ năng lượng. Ăn tối thì nên ăn ít vì như có ai đã nói, ăn nhiều quá rồi lăn đùng ra ngủ thì bộ đồ lòng vẫn phải làm việc & mình ngủ thì đè nén cơ thể, không tốt.
theo mình bữa sáng ko quan trọng lắm . quan trọng nhất là bữa tối Vì sau bữa tối cơ thể có cả 1 thời gian dài chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho ngày hôm sau . còn bữa sáng ăn no chỉ tức bụng chả làm đc việc gì ? có ăn lắm cơ thể cũng ko chuyển hóa kịp
biết nói là buổi tối ăn ít vì ko hoạt động nhiều nhưng lại ko nghĩ ra đc là buổi sáng hoạt động rất nhiều nên phải ăn đầy đủ chất
mấy bạn sáng không ăn gì , không thấy đói là do lười, không tập tanh gì, chứ như tớ dậy thể dục là thấy sáng là bữa mình đói nhất nên có khi phải làm 2 suất xôi, trưa với tồi ăn bt, kể cả không tập tành mà sáng ăn ít thì cũng không đúng, ngồi trên lớp hay trong cty tầm 9-10h là đói rồi( nếu ko ăn sáng), bạn ăn từ 7-8h tối rồi nhịn đói đến trưa ngày hôm sau sao, thế là nhịn đói nửa ngày rồi, dạ dày bị bỏ không như thế dễ bị viêm loét dạ dày lắm :)
Mình vẫn dậy 5h, tập thể dục 1 tý.Rồi 5h30 vào nấu cơm.30' là có cơm ngay.Thịt rau đầy đủ. Chuẩn bị 1 bữa như vậy quá đơn giản.Ko hề phải đồ ăn sẵn như chủ topic nói.Thịt, rau lượn siêu thị khuân về cả đống ăn 1 tuần.Muốn nấu gì cũng được. Thêm nữa cũng là thói quen của người Việt, đi làm đi học 7h.Mình sang bên Anh, toàn thấy họ 8h mới dậy,9h vào làm.Học sinh, sinh viên cũng vậy.Tối thì 12h mới là giờ ăn chơi.
Các cậu chê cái lí thuyết này vì buổi sáng các cậu ít vận động , dậy muộn v..v. chứ về cơ bản nó ko sai. Mục tiêu trên hết của nó là "năng lượng đưa vào cơ thể =< năng lượng tiêu hao" .Chứ nó ko phục vụ mục đích "thoải mái phù hợp với đời sống" Có điều gần đây có 1 quan điểm khác đang dần lấn át, đó là..bữa nào cũng ăn đầy đủ, ko như ông hoàng nhưng cũng đừng như kẻ hành khất. Còn việc nói lấy .. bữa ăn đêm để bù thì nói làm gì nữa.Người ta cần tránh ăn đêm, đi ngủ sớm vì sinh hoạt điều độ.Mấy ông thần toàn thức đến nửa đêm thì chịu làm sao nổi mà lại chẳng ăn đêm. Tính sơ sơ theo lịch của 1 người sống điều độ nhé. Từ bữa tối - bữa sáng : khoảng từ 6-7h tối cho tới 6-7h sáng.Tức là khoảng 12 tiếng-hoặc hơn. Tuy là ko hoạt động gì nhiều, ít mất chất...nhưng để đảm bảo cho 1 ngày mới mạnh khỏe thì ăn là cần thiết.Vì lượng năng lượng dự trữ từ bữa tối cơ bản đã gần hết ( ko nhét nhiều vào bữa tối vì năng lượng dư thừa ko dùng hết sẽ tích thành mỡ ) Từ bữa sáng - bữa trưa : Từ 6-7h sáng tới 11-12h trưa , khoảng 5 tiếng đồng hồ. Để đảm bảo cho nửa ngày còn lại thì phải ăn đầy đủ. Từ bữa trưa-bữa tối : 12h trưa tới 6-7h tối , khoảng 6 tiếng.Ăn để bù đắp lại khoản đã mất và dự trữ cho buổi tối + giấc ngủ.Vì nếu sinh hoạt điều độ thì 11h là đi ngủ rồi.5 tiếng thì ăn nít là đủ. Chính câu này đã trả lời cho việc tại sao phải ăn ít vào buổi tối. Ko phải làm việc nữa + ngủ tốn rất ít năng lượng nên cần hạn chế nhồi nhét, vì ăn nhiều mà ko làm gì => năng lượng dư thừa ko tiêu thụ hết => tích thành mỡ => béo phì. Cái quan điểm trên là để chống béo phì vì hiện nay có quá nhiều người thừa mỡ.Còn nếu nói như chủ topic "để phục vụ thói quen và đời sống" thì chẳng trách gần đây hoặc trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ béo phì.Bởi lẽ ăn quá thừa chất vào những thời điểm ko phù hợp trong ngày đó thôi.