Giữ cô thành, Võ – Ngô tử tiết Tha hàng quân, Trần – Vũ rạng danh Tháng 5 năm (1801), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ nhà Tây Sơn, quân Tây Sơn vây thành Bình Định đã gần hai năm. Thành Quy Nhơn cạn lương, chủ tướng Nam triều là Đại Tướng quân Hậu dinh Võ Tánh phải sai người giết ngựa, voi lấy thịt nuôi quân. Rồi voi, ngựa cũng hết, lương thảo cạn kiệt, tướng sĩ nhiều người đói, bàn với Võ Tánh tìm cách thoát vây. Võ Tánh liền cho người đem mật thư, lẻn ra ngoài thành hẹn với Nguyễn Văn Thành đem quân từ đồn Phú Quý đánh vào để đón quân trong thành đánh ra giải vây. Võ Tánh truyền quân nai nịt, đem theo binh khí nhẹ, chuẩn bị đánh thoát ra khỏi thành. Đến lúc điểm quân, thiếu mất một viên hiệu úy, Võ Tánh ngờ là cơ mưu đã tiết lộ, bèn không đi nữa. Nguyễn Văn Thành ở ngoài thấy phía trong không có giao tranh cũng không dám đem quân đánh vào. Binh thế trong thành đã đến lúc cùng quẫn, Võ Tánh liệu biết không thể giữ được nữa, đoán chừng Nam Vương Nguyễn Phúc Ánh đã hạ được thành Phú Xuân, bèn viết thư sai người đem đến dâng cho chủ tướng quân Tây Sơn đang vây thành là Thiếu phó Trần Quang Diệu. Thiếu phó Trần Quang Diệu mở thư xem, thấy đại ý viết: - Tôi vâng lệnh chủ vương đem quân giữ thành, cùng tướng quân đối địch, đến nay đã gần hai năm, lớn nhỏ giao chiến vài mươi trận. Tướng quân đem quân cả nước đến vây thành, vì vua mà gắn sức kể cũng là tướng giỏi đời nay. Tôi cầm mấy vạn quân giữ cô thành, chống chọi với đại quân, dẫu không tự ví mình như các danh tướng đời xưa nhưng cũng có cái vinh hạnh cùng tướng quân đối địch nơi trận tiền. Nay khí số Tây Sơn đã hết, tướng quân đem cái lòng cô trung mà giúp chúa, phỏng có ích gì, chỉ khiến cho binh sĩ đầu chất thành núi, máu chảy thành sông. Chi bằng cổi giáp, thu binh, khuất phục Nam triều, tôi sẽ đem cái chết để bảo đảm. Còn như tướng quân vẫn lấy chữ trung làm trọng, thì phận làm tướng Tánh này cũng vậy. Nay thành đã cạn lương, Tánh này dẫu có lòng ham đánh cũng lực bất tòng tâm, đánh lấy cái chết mà đền mạng. Tướng sĩ trong thành gần hai vạn, ai nấy đều có cha mẹ vợ con, lẽ nào phải chịu chết oan. Ta thường nghe tướng quân thờ mẹ rất có hiếu, so với ??? cũng không chịu nhường. Tánh này nghe nói, người làm tướng lấy nhân nghĩa làm đầu, chỉ xin tướng quân một điều là tha mạng cho ba quân tướng sĩ trong thành để lưu tiếng nhân nghĩa về sau. Thư chẳng cạn lời, mong tướng quân soi xét. Thiếu phó Trần Quang Diệu xem thư xong, ngậm ngùi than với các tướng: - Võ Tánh quả là trung thần, muốn lấy cái chết để đền mạng cho tướng sĩ. Chúng ta là quân nhân nghĩa, lẻ nào lại lạm sát người vô tội. Bèn phê thư chấp nhận cho hàng, tha chết cho toàn quân trong thành, sai người mang về. Đại ý nói: - Tây Sơn chúng ta là quân nhân nghĩa, dấy binh trừ bạo, quyết không lạm sát kẻ vô tội. Lễ bộ Ngô Tòng Chu mặc triều phục chỉnh tề, hướng về phía kinh đô Phú Xuân làm lễ triều bái rồi ung dung đọc bài thơ khẩu chiến : Kinh tuế đạn hoàn địa Cô thân thỉ thạch trường Trung quân vô biệt sách Tôi tửu hữu phê sương Tạm dịch: Năm tháng xông tên đạn Thân cô giữa chiến trường Lòng trung không đổi khác Hòa độc ấy lẽ thường Đoạn nâng chén rượu độc uống cạn, lát sau thì mất. Năm ấy Ngô Tòng Chu hơn bốn mươi tuổi, chưa có con, chỉ có một người cháu họ tên là Ngô Tòng Hoảng. Đại Tướng quân Hậu dinh Võ Tánh hay tin, than: - Ngô công đã đi trước ta rồi. Đoạn đích thân đến phủ đường làm lễ khâm liệm, hậu táng Ngô Tòng Chu. Mọi việc xong xuôi, ngày hôm sau, Võ Tánh mặc võ phục, mời tất cả tướng sĩ đến lễ đài, mình ngồi nơi lầu Bát giác, truyền bảo tướng sĩ: - Ta vâng lệnh vương thượng đến trấn thủ thành này. Tây Sơn kéo hết quân cả nước đến vây đánh gần hai năm. Nhờ tướng sĩ đồng lòng mà giữ vững thành. Nay lương hết, quân sĩ mỏi mệt, đánh nữa vô ích. Ta sẽ nhận lấy cái chết, các ngươi chớ có buồn phiền, phần tướng sĩ các ngươi, ta đã cho người đem thư nhận hàng, Tây Sơn Trần Quang Diệu đã chấp nhận. Rồi lấy chiếc súng chim hai nòng trao cho Lưu thủ Nguyễn Văn Thịnh, bảo: - Ngươi hãy cầm cái này trao cho Quang Diệu, bảo rằng ta tạm gửi quan quân cho hắn. Đoạn sai Phó Tướng quân Nguyễn Văn Biện châm mồi lửa, Nguyễn Văn Biện khóc, bỏ chạy. Võ Tánh châm thuốc hút, rồi tự cầm mồi châm ngòi cháy. Đám lửa bốc bùng lên dữ dội, thuộc tướng Nguyễn Tiến Huyên từ ngoài chạy vào, Võ Tánh hỏi: - Ngươi đến đây làm gì? Nguyễn Tiến Huyên trả lời: - Tôi muốn được theo cầm roi ngựa hầu tướng quân dưới suối vàng. Đoạn gieo mình vào lửa. Bấy giờ đám lửa ở lầu Bát Giác cháy bùng lên, lát sau cả Võ Tánh và Nguyễn Tiến Huyên đều thành tro cả. Năm ấy Đại Tướng quân Hậu dinh Võ Tánh hơn bốn mươi tuổi, còn Tham tướng Nguyễn Tiến Huyên chỉ gần ba mươi. Thi sĩ Ngô Giáp Đậu có thơ khen: Sơn tụ khuynh Tây, thủy tẩu Đông Quan thường thục cánh tử Hoài Công Thập niên khôn ngoại sương hoa bạch Bát Giác lâu tiền hỏa thụ hồng Tướng hiệu hữu tâm tranh nghĩa liệt Ngoan cừ vô kế khả anh hùng Đường đường đại tiết kham thiên cổ Thị Nại hà nhân chiếm thú công Tạm dịch: Non dốc Tây, nước chảy về Đông Cân đai mấy kẻ sánh Hoài công Mười năm cửa tướng sương tóc bạc Bát Giác lầu kia lửa rực hồng Tả hữu có người tranh chết nghĩa Cường binh mấy kẻ khuất anh hùng Tiết cả cao vời lừng (lưu) thiên cổ Thị Nại duy người nhất chiến công Ngọc Du Công chúa ở thành Gia Định hay hung tin, vật mình tha khóc, có làm bài thơ tế chống: Vịnh Võ công Những tưởng ra tay giúp nước nhà, Ai dè binh địa nổi phong ba. Xót người vị quốc liều thân ngọc, Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa. Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ, Đài mây xiêu lạc phách hồn xa. Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt, Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa! Lễ bộ Đặng Đức Siêu sau có bài văn tế Đại Tướng quân Hậu dinh Võ Tánh và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tòng Chu. VĂN TẾ lao động đường phố MÃ CHƯỞNG HẬU QUÂN VÕ TÁNH VÀ LỄ BỘ THƯỢNG THƯ NGÔ TÒNG CHÂU Than ôi! Đạo thần tử hết lòng thờ Chúa, gian nan từng trải dạ trung thành; Đấng anh hùng vì nước quyên sinh, điên bái chẳng sai lòng tiết nghĩa. Ngọc dù tan vẻ trắng nào phai; Trúc dẫu cháy tiết ngay vẫn để. Nhớ hai người xưa: Thao lược ấy tài; Kinh luân là chí. lao động đường phố vạc Hán thuở ngôi trời chếch lệch, chém gai đuổi lũ hung tàn; Vớt xe Đường khi thế nước chông chênh, cầm bút ra tay kinh tế. Mối nghĩa sánh duyên gác tía, bước gian truân từng cậy dạ khuông lao động đường phố; Màn kinh giúp sức cung xanh, công mông dưỡng đã đành lòng uỷ ký. Hậu quân thuở trao quyền tứ trụ, chữ ân uy lớn nhỏ đều phu; Lễ bộ phen làm việc chánh khanh, bề trung ái sớm khuya chẳng trễ. Ngoài cõi vuốt nanh ra sức, chí tiêm cừu đà rải xuống ba quân; Trong thành then khoá chia lo, lòng ưu quốc đã thấu lên chín bệ. Miền biên khổn hai năm chia sức giặc, vững lòng tôi bao quản thế là nguy; Cõi Phú Xuân một trận khét oai trời, nặng việc nước phải lấy mình làm nhẹ. Sửa áo mũ lạy về Bắc khuyết, ngọn quang minh hun mát tấm trung can; Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chánh khí. Há rằng ngại một phen thỉ thạch, giải trùng vây mà tìm đến quân vương; Bởi rằng thương muôn mạng tỳ hưu, thà nhất tử để cho toàn tướng sĩ. Tiếng hiệu lệnh mơ màng trước gió, ấn tín xưa người bộ khúc thương tâm; Bóng tinh trung thấp thoáng dưới đèn, phong nghi cũ kẻ liêu bằng sái lệ. Cơ đãng định kíp chầy đành hẹn buổi, xót trướng doanh sao vắng mặt thân huân; Phận truy tuỳ gang tất cũng đền công, tiếc nhung mạc bỗng thiệt tay trung trí. Nay gặp tiết thu; Bày đàn uý tế. Hai chữ cương thường gánh nặng, rõ cổn hoa cũng thoả chốn u minh; Ngàn thu hoà nhạc khí thiêng, giúp mao việt để mớ nền bình trị. Hỡi ơi! thượng hưởng ! Thi sĩ Ngô Giáp Đậu có bài thơ khen Tham tướng Nguyễn Tiến Huyên: Hiệu thủ cô thành kỷ lịch niên Đan tâm tranh tự sứ quân hiền Tây cừ phách lạch Long Giang độ Hối bất đương thời tảo chấp tiên Tạm dịch: Trấn thủ cô thành dạ chẳng nao Lòng son ai sánh tướng quân cao Tây Sơn mất mía Long Giang độ Tiếc chẳng cầm roi tự thuở nào
Hồi: Vây Thiền Lâm, Vũ Tư Khấu họp tướng Dìm Hương Giang, Ngô Tư Mã lầm mưu Nhắc lại Tư khấu Vũ Văn Dũng hay tin triệu, vội dẫn theo tùy tùng đi gấp về Phú Xuân. Đến trạm Mỹ Xuyên toan dừng chân nghĩ ngơi thì thấy một toán quân giải một chiếc tù xa đi đến. Tư khấu Vũ Văn Dũng nhìn thấy người ngồi trong tù xa thì giật mình kinh hãi. Nguyên người ngồi trong tù xa đấy không phải ai xa lạ mà chính là Trung thư lệnh Phụng chính Trần Văn Kỷ, đại thần tiền triều của Vũ Đế. Trần Văn Kỷ bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên căm hận, phát phối đi coi trạm Hoàng Giang, đang trên đường đi áp giải. Tư khấu Vũ Văn Dũng toan lên tiếng quát toán quân áp tải, thì Trần Văn Kỷ ở trong tù nháy mắt ra hiệu, Tư khấu Vũ Văn Dũng hiểu ý, liền cho gọi tướng áp tải đến dặn: - Ta với Trần Văn Kỷ trước có quen biết nhau, nay gặp gỡ ở đây, có mấy lời muốn khuyên can hắn. Ngươi hãy mở tù xa, để chúng ta nói chuyện. Tướng ấy vốn sợ uy của Vũ Văn Dũng, lạy xin vâng theo. Liền mở tù xa, tháo gông cho Trần Văn Kỷ để ngồi hàn huyên với Tư khấu Vũ Văn Dũng. Vũ Văn Dũng cũng cho người đem vàng bạc, rượu thịt ban thưởng cho tướng sĩ đi áp tải. Tư khấu Vũ Văn Dũng hỏi: - Trung thư sao lại đến nỗi như vậy? Trần Văn Kỷ ứa nước mắt, nhân lúc không ai để ý đáp: - Thái sư ngôi cao trùm thiên hạ, chuyên quyền tác oai tác phúc, sẽ là điều bất lợi cho xã tắc; nếu không sớm trừ đi, sau này hối cũng không kịp! Tư khấu Vũ Văn Dũng hiểu ra, gật đầu làm hiệu. Đoạn bảo với Trần Văn Kỷ: - Tôi về chuyến này sẽ tìm cách diệt trừ quốc tặc, Trung thư hãy chịu khổ một thời gian rồi về hồi triều. Đoạn cho gọi tướng áp giải đến căn dặn: - Trung thư lệnh là trọng thần của triều đình, nay tuy phạm tội nhưng chúa thượng tất có ngày trọng dụng trở lại. Các ngươi nên lấy lễ mà đối xử cho tử tế, chớ có đắc tội, khi ấy đừng bảo ta không báo trước. Tướng ấy vâng lệnh, đoạn Trần Văn Kỷ lại vào tù xa theo toán quân áp tải đi trạm Hoàng Giang. Tư khấu Vũ Văn Dũng về đến triều vào phủ Thiền Lâm ra mắt Thái sư Bùi Đắc Tuyên, lời lẽ rất ôn tồn khẩn khoản. Thái sư Bùi Đắc Tuyên rất hài lòng, mở tiệc trong phủ thết đãi, lại mở lời ướm thử Vũ Văn Dũng: - Ta thấy tướng quân ở Bắc Hà mấy năm nay đã vất vả, cực nhọc, muốn triệu về triều để cùng lo việc triều chính. Chẳng hay ý tướng quân thế nào? Tư khấu Vũ VĂn Dũng vòng hai tay thi lễ đáp: - Cảm ơn thịnh tình của Thái sư. Tôi vì nước nhà đâu dám tiếc sức. Nhưng Bắc Hà đất rộng, người đông, một mình Phan Văn Lân lo không xuể, không biết Thái sư tính cho ai thay thế? Thái sư Bùi Đắc Tuyên đáp: - Đại Tư mã Ngô Văn Sở vốn từng cai quản Bắc Hà, ta tính cho hắn ra đấy thay giữ việc quân. Tư khấu Vũ Văn Dũng thấy vậy, tỏ vẻ mừng rỡ đáp: - Nếu được Đại Tư mã ra Bắc Hà, Văn Dũng này có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Đoạn bưng chén rượu mời Thái sư Bùi Đắc Tuyên uống cạn, rồi lại ra vẻ đăm chiêu. Thái sư Bùi Đắc Tuyên thấy vậy, hỏi: - Tướng quân còn lo lắng điều gì? Tư khấu Vũ Văn Dũng đáp: - Việc này còn e Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ không chịu mà thôi? Thái sư Bùi Đắc Thuyên cả cười nói: - Ta đã cách chức, phát phối hắn đi Hoàng Giang rồi. Tư khấu Vũ Văn Dũng tỏ ý vui mừng, nói: - Hắn cậy mình là sủng thần của Tiên Đế, coi khinh tướng sĩ chúng tôi không ra gì. Thái sư phạt hắn như vậy là đáng lắm. Đoạn nâng chén rượu mời uống cạn rồi, giả say cáo từ ra về. Ngự sử [Bùi Đắc] Chương thấy vậy nói: - Tôi xem điệu bộ của Vũ Văn Dũng, e có ý giả vờ chứ không thực tâm. Thái sư Bùi Đắc Tuyên gạt đi, mắng: - Hắn đã rời hang hổ, cũng như một con dê, muốn sống muốn chết khi nào chẳng được. Hôm sau, Thái sư Bùi Đắc Tuyên vào triều, tâu với Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản và Thái phi Bùi thị xin cho Đại Tư mã Ngô Văn Sở thay Tư khấu Vũ Văn Dũng, quản lĩnh quân Hậu dinh ra trấn nhậm Bắc Thành, cùng Phan Văn Lân lao động đường phố tá cho Khang công Nguyễn Quang Thùy. Thái phi Bùi thị nghe thế mừng lắm. Nguyên Đại Tư mã Ngô Văn Sở có phu nhân là Bùi Thị Băng Tâm cũng là em họ của Thái phi Bùi thị nên chuẩn tấu. Đại Tư mã Ngô Văn Sở được chỉ liền ra Bắc Thành quản lãnh quân Hậu dinh. Tư khấu Vũ Văn Dũng thấy Đại Tư mã Ngô Văn Sở đi rồi bèn xin với Thái sư Bùi Đắc Tuyên đem quân vào Quy Nhơn giúp cho Trần Quang Diệu và Lê Trung đánh quân Nam triều. Thái sư Bùi Đắc Tuyên rất khen ngợi, rồi bảo lui về từ từ sẽ tính. Đến đêm, Tư khấu Vũ Văn Dũng liền mật gọi Thái úy Phạm Công Hưng và Hộ giá Đại Tướng quân Nguyễn Văn Huấn đến tư dinh bàn tính. Tư khấu Vũ Văn Dũng nói: - Thái sư chuyên quyền, khinh thường phép nước, lấn át bách quan. Hai ngươi là cựu thần của Tiên đế sao lại ngồi yên nhìn gian tặc. Phạm Công Hưng và Nguyễn Văn Huấn sợ Vũ Văn Dũng thử mình bèn nói: - Thái sư ngôi cao đức trọng, tướng quân sao lại mạo phạm như vậy? Tư khấu Vũ Văn Dũng nổi giận rút gươm chém xuống mặt bàn quát: - Ta thấy hai ngươi là tâm phúc của Tiên Đế nên mới hạ mình triệu đến bàn việc. Không ngờ hai ngươi lại tham sống, sợ chết như vậy? Hai tướng cả sợ, phục xuống đất kêu: - Xin vâng lời chỉ dạy của Tư khấu Tư khấu Vũ Văn Dũng đỡ hai người dậy, nói: - Bùi Đắc Tuyên cậy mình là quốc thích làm càn. Xét hành vi của hắn cùng một phường với lũ Trương Phúc Loan lúc trước mà thôi. Thái úy Vũ Đình Tú tài cao, đức trọng, bị hắn đẩy đi Phú Yên để khuất mặt, Tướng quân Lê Văn Hưng theo Thái Đức, Vũ Đế từ lúc khởi binh cũng bị hắn đẩy đi khỏi triều. Bá quan không ai dám trái ý. Trần Trung thư là trọng thần của triều đình, trăm quan kính trọng, lại nhận di mệnh của Tiên Đế thế mà hắn cũng không tha, phát phối đi nơi lam chướng. Đến thân ta ở Bắc Thành, nắm đại quân hắn cũng hiềm nghi, lập kế triệu về kinh để Ngô Văn Sở thay thế, cướp lấy binh quyền. Hắn lại cho con là Bùi Đắc Trụ vào làm Tham nghị ở Quy Nhơn để ức hiếp các tướng ở đấy. Hai ngươi nếu không sớm tỉnh ngộ, cũng có lúc đầu rơi khỏi cổ. Hai người giật mình, kêu: - Chúng tôi cũng biết Bùi Đắc Tuyên lộng quyền, nhưng còn e ngại hắn là quốc thích với lại cô thế không dám chống đối mà thôi? Tư khấu Vũ Văn Dũng lại vặn hỏi: - Hai ngươi chỉ biết mỗi bản thân mà quên mất lời dặn của Tiên Đế sao? Hai người ấy cúi đầu đáp: - Chúng tôi không dám Tư khấu Vũ Văn Dũng mừng lắm nói: - Đổi nguy thành an, chỉ trông vào mỗi nhị vị lúc này mà thôi. Bèn sai hai tướng cứ như thế, như thế mà làm. Sáng hôm sau Thái úy Phạm Công Hưng đến phủ của Thái sư Bùi Đắc Tuyên để báo quân tình, nhân tiện nói: - Trần Quang Diệu ở Quy Nhơn sai người về xin thêm quân lương. Mọi thứ tôi đã lo liệu xong, xin Thái sư cho một tướng cầm quân đi áp tải đến Quy Nhơn. Tư khấu Vũ Văn Dũng có mặt ở đấy đứng ra nói: - Tôi đã lâu chưa được đánh trận, chân tay khó chịu, xin đi giúp Quang Diệu một tay. Thái úy Phạm Công Hưng cả cười nói: - Được Tư khấu ra tay thì hay lắm. Thái sư Bùi Đắc Tuyên thấy hai người nói vậy thì chuẩn thuận. Hộ giá Đại Tướng quân Nguyễn Văn Huấn cũng lên tiếng: - Ngày mai là ngày tốt, tôi xin đem quân ra ngoài thành làm lễ tế cờ xuất quân để tiễn Tư khấu. Đến đêm, Tư khấu Vũ Văn Dũng dắt bộ thuộc tâm phúc và quân sĩ ra cánh đồng phía nam, nói thác là làm lễ tế cờ để ngày mai xuất binh vào Nam. Hộ giá Nguyễn Văn Huấn cũng dắt binh sĩ bản bộ đến hội, Thái úy Phạm Công Hưng thì sai người thân tín quản quân Ngự lâm giữ chặt hoàng thành rồi đem quân dưới trướng đến hội với Tư khấu Vũ Văn Dũng. Tư khấu Vũ Văn Dũng nghiêm lệnh cho quân sĩ đóng trại ở yên ngoài cánh đồng, rồi cùng hai tướng Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn đem năm ngàn giáp sĩ thẳng đến phủ Thiền Lâm, vây bắt Bùi Đắc Tuyên. Quân sĩ giữ phủ thấy đại binh kéo đến đều hoảng sở buông vũ khí đầu hàng. Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công Hưng tra xét, lục tung cả phủ cũng không thấy Bùi Đắc Tuyên đâu, lát sau tra hỏi nội thị phục dịch mới hay Bùi Đắc Tuyên đã vào hoàng cung từ chiều tối, đến giờ vẫn chưa về. Tư khấu Vũ Văn Dũng thấy vậy than: - Việc đã đến nước này, không liều không được. Bèn đem giáp sĩ tiến thẳng vào hoàng thành bao vây. Quân Ngự lâm thấy bên ngoài có quân kéo đến liền đóng chặt cổng thành. Thái úy Phạm Công Hưng sai người đốt đuốc rồi đưa binh phù của mình ra gọi: - Ta vâng lệnh đem quân vào cung dẹp giặc. Tướng sĩ giữ cửa thành là thuộc hạ của Thái úy Phạm Văn Hưng vội mở cửa thành, ba tướng kéo ùa quân vào nội điện, bao vây chặt đến mấy lớp. Nội điện thấy quân bên ngoài kéo vào, người người đều hoãng sợ, náo loạn cả lệnh. Thái sư Bùi Đắc Tuyên thấy biến vội chạy đến Nam cung của em là Thái phi Bùi thị thì thấy ở đấy đã có quân vây chặt, vội trốn vào nội điện của Cảnh Thịnh Đế cầu xin cứu mạng. Vũ Văn Dũng, Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn sai quân sĩ vậy chặt nội điện, rồi phục trước sân, sai người vào tâu với Cảnh Thịnh Đế là Thái sư Bùi Đắc Tuyên mưu phản nghịch, xin bắt đem giao nộp. Cảnh Thịnh Đế không nỡ còn ngần ngờ chưa quyết. Nội hầu Lê Văn Lợi và Nguyễn Thế Tử ở bên ngoài hoàng thành nghe biến vội vào thành để can ngăn. Hai người đến trước điện, xin vào gặp Cảnh Thịnh Đế để khuyên giải. Tư khấu Vũ Văn Dũng thuận cho hai người vào. Nguyễn Thế Tử vào gặp Cảnh Thịnh Đế tâu: - Thái sư tiếm quyềm, đại thần trong triều ai cũng phẫn nộ. Xin hoàng thượng giao nộp cho các tướng để ổn định triều chính. Nội hầu Lê Văn Lợi cũng cất tiếng khuyên can. Cảnh Thịnh Đế bất đắc dĩ phải đem Thái sư Bùi Đắc Tuyên giao cho các tướng. Ba tướng liền sai quân sĩ tung hô vạn tuế rồi rút quân ra ngoài thành. Nội điện thì giao cho Nội hầu Lê Văn Lợi và Nguyễn Thế Tử cai quản. Hoàng thành thì giao cho Hộ giá Đại Tướng quân Nguyễn Văn Huấn trông giữ. Tư khấu Vũ Văn Dũng thì đóng quân ở ngoài cánh đồng phía nam, Thái úy Phạm Công Hưng trông coi hêt các việc của cả phủ Thái sư, Thái úy và Trung thư Cơ mật vụ. Tướng sĩ dưới quyền ba tướng bắt bè đảng của Thái sư Bùi Đắc Tuyên đến giao nộp dồm có Đổng lý [Nguyễn Văn] Chấn, Ngự sữ [Bùi Đắc] Chương hơn mười người. Vũ Văn Dũng, Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn bèn với nhau: - Nay tuy đã bắt được Bùi Đắc Chương nhưng còn con hắn là Bùi Đắc Trụ ở Quy Nhơn, Đại Tư mã Ngô Văn Sở ở Bắc Hà. Nếu hai người ấy hay tin, đem quân về đánh, thì cả nước loạn hết. Bèn sai người thảo chiếu thư giả lệnh chỉ của Cảnh Thịnh Đế cho Nguyễn Văn Huấn đem năm trăm kỵ binh đi gấp vào Quy Nhơn để bắt Tham nghị Bùi Đắc Trụ, và cho người ra Bắc Thành giao cho Khang công Nguyễn Quang Thùy và Thiếu bảo Nguyễn Văn Danh bắt Đại Tư mã Ngô Văn Sở đem giải nạp về Phú Xuân. Lại cho người ra trạm Hoàng Giang đón Trung thư lệnh Phụng chính Trần Văn Kỷ về triều. Nguyễn Văn Huấn đến Quy Nhơn lập tức tuyên chỉ bắt Tham nghị Bùi Đắc Tuyên tống vào tù xa giải về Phú Xuân, còn mình thì ở lại Quy Nhơn, thay Bùi Đắc Trụ nắm lấy quân vụ ở đấy. Đại Tư mã Ngô Văn Sở ở Bắc Hà cũng bị bắt giải về Phú Xuân. Trung thư lệnh Phụng chính Trần Văn Kỷ, Tư khấu Vũ Văn Dũng, Thái úy Phạm Công Hưng viết tấu biểu vu cho Thái sư Bùi Đắc Tuyên tội mưu phản, lập bè đảng, khinh miệt đại thần, mưu dựng con là Bùi Đắc Trụ làm chúa Tây Sơn, kết tội phải xử tử. Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản biết là không phải, nhưng không làm gì được. Thái phi Bùi thị chỉ còn biết khóc lóc, cầu xin mà không được. Các tướng bèn đem Thái sư Bùi Đắc Tuyên, Tham nghị Bùi Đắc Trụ cùng bè đảng là bọn Đổng lý [Nguyễn Văn] Chấn, Ngự sữ [Bùi Đắc] Chương ra chém hết. Đại Tư mã Ngô Văn Sở cũng bị đem dìm chết ở Hương Giang. Người sau có thơ than Đại Tư mã Ngô Văn Sở: Vịnh Đại Tư Mã Ngô Văn Sở Trảo Nha nghe nói lắm anh hào Văn Sở hùng tài nức tiếng cao Trượng nghĩa Tây Sơn nên tìm đến Mộ tiếng Long Nhương thỏa ước ao Chinh Nam ba phủ lập quân công Đại phá ngũ dinh trợ uy rồng Gia Định nghe danh mà khiếp vía Tống – Chu nào kẻ dám tranh phong Phạt Bắc cầm binh tỏ tài danh Công tiễu Sơn Nam, phá Quần Anh Bắc Hà hổ tướng đành núp bóng Hoàng – Nguyễn ai là kẻ cự tranh Tả quân nếu ví là minh tướng Đâu nỗi Ngô công phải bất bình Tư mã Bắc thành như hổ cứ Hồi binh Tam Điệp kế lưu danh Khương Thượng hạ thành công hãn tướng Nhị Hà truy kích giết Thanh binh Thần kinh rạng rỡ đào tươi thắm Chúa tôi chung hưởng cảnh thái bình Nguyễn Vương cố dấy loạn chiến chinh Phụng chỉ tam quân phát viện binh Hám Hổ nếu không ngờ thân quyến Xã tắc nào đâu dễ điêu linh Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ, Tư khấu Vũ Văn Dũng, Thái úy Phạm Công Hưng lại e Đại Tổng quản Trần Quang Diệu nắm đại quân ở ngoài, với Thái sư Bùi Đắc Tuyên là chổ thân thích sẽ đem quân về vấn tội. Bèn cho người vào Quy Nhơn sai Hộ giá Đại Tướng quân Nguyễn Văn Huấn dọ xét quân tình hai tướng Đại Tổng quản Trần Quang Diệu và Tư lệ Lê Trung, lập mưu mà cướp lấy binh quyền. Ấy là: Ngoài cõi tướng quân lo chống giặc Trong triều loạn đảng lại kình nhau
topic tự sướng hả truyện thì post 1 phần, xong thì mở cái blog rồi update lên đó, forum thì để ng ta bàn và đánh giá thôi. là mxong thì nhìn tình hình ng ta ủng hộ ko, đóng thành ebook, làm kiểu này phản cảm qua.