[VTV]Hàn Quốc ngăn làn sóng bác sĩ thực tập nghỉ việc

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi 934944, 18/2/24.

  1. donhieuchuyen

    donhieuchuyen Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/11/09
    Bài viết:
    252
    Thấy tình hình đào tạo BSNT hơn nước mình nhiều mà than thế. Hiện BSNT ở nước mình học 3 năm, quá trình học sáng đi viện, chiều trực khoa (2-3 ngày / tuần), ngày nào không trực thì đi học lý thuyết bên trường, hôm nào trực khoa thì khỏi đi nghe. Tối thì trực tối 1-2 lần / tuần. Ngoài ra còn phải thi cử, phải phụ bộ môn điểm danh / dạy mấy em sinh viên, trình bệnh án, chuyên đề, các hoạt động của khoa v.v. Còn về hỗ trợ thì sao, học phí 55m / năm, không lương (có bv hỗ trợ tối đa 2m / tháng), không ai dám kêu ca gì hết.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  2. built

    built Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/5/09
    Bài viết:
    2,584
    Nhiều ngành nghề ở Việt Nam trụ được đôi khi không phải nhờ lợi ích về mặt kinh tế mà lợi ích về mặt xã hội, có cảm giác như vậy.
    Ví dụ như giáo viên lương thấp nhưng đổi lại công việc ổn định, thời gian rảnh so với ngành khác thì có thể nhiều hơn, lại được ăn học đàng hoàng => nhiều người muốn cưới vợ giáo viên để gia đình có người chăm lo quán xuyến thường xuyên => giáo viên thu nhập thấp nhưng ổn định về mặt xã hội. Còn nam giáo viên thì khổ là chắc rồi, nên số lượng nam giáo viên ngày càng giảm.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  3. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,321
    chodima đoán phởi hơm???
     
  4. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Chosen Undead ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,391
    Thực tập sinh làm tận 30 tiếng/ngày thời gian đâu nghỉ ngơipepe-12

    Ác mộng tại các bệnh viện Hàn Quốc
    Bệnh nhân không thể điều trị hoặc phải chờ đợi rất lâu khi cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng ở Hàn Quốc, nhiều bác sĩ nghỉ việc, bệnh viện tê liệt.

    "Tôi nghe trên bản tin rằng các bác sĩ đang đình công, nhưng vì đây là bệnh viện công, tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì, phải không?", ông Lim Chun-geun, 75 tuổi, đứng trước Trung tâm Y tế Denver ở Seoul hỏi với giọng lo lắng.

    Ông Lim đánh giá cao quyết định tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đại học y của chính phủ, tỏ ra "bực mình" khi nghe tin các bác sĩ đình công để ngăn chặn điều đó.

    "Sự tôn trọng mà tôi dành cho các bác sĩ không còn nữa", ông bày tỏ.

    Ông Lim không phải người duy nhất chịu ảnh hưởng từ làn sóng đình công của các bác sĩ. Nhiều bệnh nhân bị hoãn điều trị vì bệnh viện không có đủ nhân lực đáp ứng.

    "Con trai chúng tôi bị khuyết tật nặng do chấn thương sọ não, phải điều trị nội trú. Nhưng tất cả bệnh viện lớn đều thông báo không thể tiếp nhận, các bác sĩ thực tập đã rời đi. Chúng tôi phải đợi ở nhà, thật căng thẳng", Koo Jin-hee, 51 tuổi, người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Severance, chia sẻ.

    Hôm 26/2, không khí lo lắng bủa vây phòng chờ Bệnh viện Severance. Nhiều người e ngại về lỗ hổng y tế tại 5 bệnh viện lớn của Hàn Quốc, gồm Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, Trung tâm Y tế Asan, Bệnh viện St. Mary, Bệnh viện Severance và Trung tâm Y tế Samsung.

    Các cơ sở này đồng loạt thông báo sẽ ngừng cung cấp dịch vụ chăm sóc ngoại trú thông thường vì các bác sĩ thực tập và bác sĩ nội trú từ chức. Loại hình chăm sóc này sẽ được triển khai trở lại vào tháng 5.

    Cho Hyeon-woo, 35 tuổi, có con mắc bệnh nan y, trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, anh không thể đăng ký điều trị cho cậu bé ở bất cứ bệnh viện nào. Ông bố không có sự lựa chọn nào khác ngoài chuyển con đến viện tuyến dưới.

    "Tôi hiểu quan điểm của bác sĩ, nhưng chúng tôi không biết khi nào con mình cần phẫu thuật khẩn cấp tiếp. Chúng tôi vô cùng lo lắng", anh chia sẻ.

    Những ngày gần đây, tất cả nhân viên làm việc tại khoa nhi của Bệnh viện Severance đã nộp đơn xin từ chức, ngoại trừ các bác sĩ nội trú năm thứ 4. Cánh cửa văn phòng nội trú khoa cấp cứu đóng chặt, không tiếp truyền thông cũng như người bệnh.

    4 trong số 8 bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Kyunggi cũng đã từ chức. 4 người còn lại dự định nộp đơn xin nghỉ vào cuối tháng này. Tại Trung tâm Y tế Seongnam, cơ sở y tế công cộng lớn nhất ở phía đông tỉnh Kyunggi, ba bác sĩ nội trú không đi làm kể từ ngày 19/2.

    [​IMG]
    Bác sĩ Ryu O. Hada, 25 tuổi, một trong những người đình công, cởi bỏ tấm áo blouse tại một bệnh viện ở Seoul, ngày 25/2. Ảnh: Reuters

    Gánh nặng lớn cho những người ở lại

    Khi tình trạng đình công tiếp diễn, nhiều bác sĩ nghỉ việc, gánh nặng đè trên vai đội ngũ y tế còn trụ lại. Tại các bệnh viện lớn, một số giáo sư và nghiên cứu sinh phải làm việc 90 giờ một tuần. Theo các chuyên gia, tình trạng này kéo dài thêm hai tuần hoặc lâu hơn, các bác sĩ còn lại sẽ "sụp đổ". Đối với chuyên gia y tế đang nỗ lực để "lấp đầy chỗ trống", khối lượng công việc chỉ ngày một tăng lên.

    Khoa cấp cứu Bệnh viện Sacred Heart thuộc Đại học Hallym, nơi tất cả 6 thực tập sinh và bác sĩ nội trú nộp đơn xin nghỉ việc, đã bị tê liệt hoàn toàn. 11 chuyên gia y tế phân chia nhiệm vụ của các nhân sự còn lại. Họ phải vật lộn khi số lượng bệnh nhân ngày càng tăng. Nhiều người trước đây đến bệnh viện tuyến hai đã bắt đầu đổ xô đến tuyến ba.

    "Tôi từng phải làm việc 88 giờ một tuần khi còn là thực tập sinh và bác sĩ nội trú. Giờ đây, tôi đang trở lại tháng ngày đó. Khối lượng công việc đã tăng gấp đôi", Lee Hyung-min, giáo sư cấp cứu tại Bệnh viện Sacred Heart, cho biết.

    Theo Lee, các giáo sư như ông vẫn kiên trì dù khó khăn đến đâu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều đó không có nghĩa họ đồng ý với các chính sách mới.

    "Chính phủ nên biết rằng chúng tôi kiên trì vì hệ thống sẽ sụp đổ nếu không có chúng tôi", ông nói.

    Khối lượng công việc thậm chí nghiêm trọng hơn ở các bệnh viện tuyến ba bên ngoài Seoul, nơi hạ tầng sức khỏe yếu kém. Vùng đô thị có bệnh viện tuyến hai để thuyên chuyển bệnh nhân nếu cần. Tình hình tại các tỉnh không khả quan như vậy. Các nhân viên y tế đôi khi phải làm việc liên tục ba ngày không nghỉ.

    "Chúng tôi mất cả ba thực tập sinh nội trú tại khoa cấp cứu. Hai bác sĩ chuyên khoa còn lại phải bù đắp chỗ trống này, nên rõ ràng khối lượng làm việc đã tăng", chuyên gia gia tại một bệnh viện đa khoa trong khu vực, cho biết.

    Không có bác sĩ nội trú, các giảng viên cũng phải đảm đương công việc tồn đọng, đến nỗi không thể tham gia bất kỳ hoạt động nào bên ngoài. Nhiều người hủy bỏ hội thảo, họp báo, cống hiến hết mình cho các nhiệm vụ tại bệnh viện.

    Đội ngũ khác cũng vật lộn với khối lượng công việc căng thẳng là y tá - những người đang cố gắng lấp đầy khoảng trống mà những người đình công để lại.

    "Thông thường, y tá chỉ làm việc ban ngày. Giờ đây, họ phải trực theo ca của thực tập sinh, tức là làm liên tục 30 giờ cho đến sáng hôm sau", một y tá tại bệnh viện tuyến ba trong khu vực chia sẻ.

    Các nhà quan sát tỏ ra lo ngại hệ thống y tế Hàn Quốc có thể sắp sụp đổ bởi ngày càng nhiều nhân viên y tế kiệt quệ. Tình trạng quá tải nghiêm trọng đến mức đã có trường hợp kê đơn thuốc điều trị ung thư nhầm ngày, bởi các bác sĩ không còn phân biệt được thời gian trong tuần, theo chia sẻ của một giáo sư 50 tuổi.

    "Nếu tình trạng này tiếp diễn, tôi không biết chúng tôi sẽ đi về đâu. Công việc khiến các giảng viên trong lĩnh vực nội khoa và phẫu thuật ngày càng mệt mỏi", giám đốc một bệnh viện tuyến ba tại Seoul cho biết.

    Kể từ ngày 20/2, hơn 9.000 bác sĩ y khoa, lực lượng nòng cốt chăm sóc và điều trị các bệnh nhân nguy kịch, rời bệnh viện để phản đối chính sách tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường y. Điều này khiến Hàn Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng y tế lớn.

    Những bác sĩ đình công phản đối việc chính phủ đưa ra chương trình cải cách đào tạo ngành y, kêu gọi tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y thêm 2.000 người từ năm 2025. Họ cho rằng kế hoạch tăng số lượng sinh viên trường y này sẽ tác động tới chất lượng dịch vụ y tế, cũng như ảnh hưởng đến thu nhập và địa vị xã hội của họ. Thay vì tăng chỉ tiêu tuyển sinh, chính phủ nên giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện làm việc của nhân viên y tế hiện tại.
     
    934944 thích bài này.
  5. Dr. Wilson

    Dr. Wilson Legend of Zelda Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/10/10
    Bài viết:
    1,016
    Bsnt VN trực xong làm tiếp đến 6h tối hôm sau, 36 tiếng liên tọi nhé cuoinhamhiem
    Btw, thiếu người sao k gọi quân y vào tiếp quản như Anh lợn?
     
  6. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Bác sĩ vị phở lại muốn đi xa à peepo_dead?
     
  7. Hakurei

    Hakurei T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    20/6/23
    Bài viết:
    633
    Điều đầu tiên cần quan tâm khi thực hiện nghiên cứu và phân tích triết học/tư tưởng đó là xét đến hệ quy chiếu và bộ công cụ sử dụng. Như mình có trao đổi phía trên, thì triết học/tư tưởng hiện sinh vốn không có mô thức tư duy cụ thể, dẫn đến không có trình bày dưới dạng hệ thống lý thuyết, ứng dụng. Nên vì vậy khi thực hiện phân tích sẽ là con người với tư tưởng hiện sinh sử dụng bộ công cụ phân tích của tâm lý học, biện chứng... Mình đưa ra suy nghĩ và đánh giá đơn giản nhất về "Khủng hoảng hiện sinh" ở tầng nông nhất của tâm trí, nên mình chọn bổ đề thường thức và công cụ tháp Maslow.
    Những ý kiến của các bạn đều đúng, tháp Maslow còn có rất nhiều vấn đề, nhưng cái nó làm được là thể hiện nhu cầu và mong muốn của một con người bình thường, trong hoàn cảnh bình thường với những nội dung tối giản nhất cho phần lớn của tập hợp này.
    Tâm trí con người phức tạp hơn nhiều, có thể nói trong hệ thống tâm trí có nhiều quá trình cùng lúc chạy song song, với nhiều động lực phức tạp, nên việc cố gắng hệ thống lại dưới dạng cấp bậc là không nên. Nếu bạn nào tìm hiểu về phân tâm học của Freud thì sẽ thấy lý thuyết của Maslow chỉ thể hiện tư duy của tâm trí con người một cách nông cạn.
    Nếu mình đặt hệ quy chiếu rộng hơn và sử dụng nhiều công cụ hơn thì sẽ phải phân tích sự vật/sự việc đầy đủ với hệ thống các luận điểm và luận cứ rõ ràng phức tạp hơn, như vậy sẽ thành một tiểu luận rất dài. Ngoài ra với mỗi công cụ lựa chọn thì hướng tiếp cận sẽ rất khác nhau, đòi hỏi người nghe cũng phải có chút kiến thức về trường phái/tư tưởng/công cụ liên quan. Mà việc viết hay nói thì phải chú ý đến đối tượng cảm thụ, nên vì vậy tranh luận dưới dạng đối thoại với mô thức và ngôn từ càng đơn giản càng tốt thì nhanh hơn (khổ nỗi cái gì nhanh thì phần lớn ra xổi !suong).

    Vấn đề được trao đổi ban đầu là "Khủng hoảng hiện sinh" đang cần được mô tả và phân tích, mọi luận điểm đều được hoan nghênh, nhưng luận cứ thì giữ ở mức đơn giản chút tam-2-gif.

    Btw "Đói cho sạch rách cho thơm" có gốc từ Hán tự và có lịch sử rất phức tạp, câu nói thể hiện lại tư tưởng trong kinh của thánh hiền từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhưng lại đươc hoàn thiện dần từng từ trong hàng trăm năm. Ví dụ như từ "thơm" là mãi về sau mới có, "thơm" trong tiếng Việt tương đương với chữ 䐺 , là hán tự vận từ 食味美也.
    Nói chung là các câu truyền dạy từ các cụ thì phần lớn là tối giản hóa đi nhiều rồi, chúng ta đang hiểu và ứng dụng ở tầng nông nhất của một tư tưởng, nhưng như vậy cũng là đủ cho một cuộc sống đời thường của nhân loại giản đơn. Phải đơn giản thì mới truyền bá rộng được, tuy nhiên truyền qua nhiều người thì lại có nhiều dị bạn và cách hiểu đi trật khỏi quỹ đạo vận động của tư tưởng ban đầu. Ví dụ đơn giản là câu "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" của Đạo đức kinh thì có rất nhiều cách hiểu khác nhau, quan trọng người đọc hiểu là ai, rồi sau đó truyền bá lại cho ai với phương thức nào.
     
    duegia and NDLong like this.
  8. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,500
    Nơi ở:
    đà nẵng
    Nghe bảo tiền trực đêm cú vn 1 đêm 100k
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  9. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,321
    chodima ta nghe nói là 0đ
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  10. Hakurei

    Hakurei T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    20/6/23
    Bài viết:
    633
    Không đến 100k đâu, 1 tuần 2 đêm, thiếu người thì 3 đêm.
     
  11. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,500
    Nơi ở:
    đà nẵng
    Trực cả tháng 3 tr là gấp đôi thu nhạp rồi ye peepo_dead
     
  12. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,321
    thằng bạn nó bảo quy định mới làm 30h 1 tuần hay 120h 1 tháng thì phải, không nhớ số.... rồi nhân hệ số lương
     
  13. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,624
    Theo như đọc được ở đây thì ý tưởng của Maslow chỉ là tại một thời điểm cụ thể thì có một nhu cầu nào đó được ưu tiên hơn tất cả, chứ không phải hoàn thành một "tầng" là xong xuôi chuyển sang tầng khác.

    https://www.quora.com/Is-Maslows-hi...s-an-answer-to-questions/answer/Don-Blohowiak
     
  14. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    32,185
    Nơi ở:
    Blink House
    Như các anh tài nói thì bs còn trẻ ráng mà cày với cống hiến đi tầm 50 60t hưởng sau pepe-1
     
  15. Lông Trắng

    Lông Trắng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/2/20
    Bài viết:
    4,274
    Chắc ý đội đó là thay đổi chính sách cho tuyến dưới, giải quyết gốc rễ vấn đề. Chứ tuyển thêm mà vẫn y như cũ thì chỉ tổ thêm người thất nghiệp ở Seul chứ không giải quyết được vấn đề.
    Với cả thi ĐH ở Hàn nó khốc liệt quá, kiểu học sứt đầu mẻ trán, tiều tuỵ thanh xuân mới có cái bằng, giờ mở chỉ tiêu thì đám sau thi dễ hơn, ra lại đá đít mình vì trẻ hơn, dễ bóc lột.
    Nhìn chung thì HQ cũng toxic rồi.

    Cơ mà thấy bác sĩ Việt Nam vẫn khổ hơn, được cái lành, dân Hàn nó mà trải qua những gì bác sĩ Việt trải qua đợt covid và sau covid vừa rồi chắc nó lật bàn
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/3/24
  16. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,500
    Nơi ở:
    đà nẵng
    Bác sĩ mình yếu thế quá thôi, không có ai công đoàn lãnh đạo gì , bao năm lương còn éo bằng bưng cf mà vẫn bế tắc, nói tận dụng lương bác sĩ thấp để có y tế rẻ chứ tôi éo tin vài chục ngàn lương bác sĩ chiếm bao nhiêu % ngân sách, khối ngành như giáo viên, công an sl lớn hơn nhiều mà vẫn thu nhập cao hơn ?, lại còn bị quản lí chứng chỉ hành nghề , bộ trưởng thì bù nhìn,nên vào gr mấy bác sĩ trẻ cũng tuyệt vọng lắm. Bác sĩ nước nào còn đổi đời chứ bác sĩ trẻ vn tới 40, 50 tuổi mới hái dc chút quả ngọt quá
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/3/24
  17. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,016
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    BS nhà bình thường thấy cũng nhiều nhưng bác sĩ giàu toy cũng thấy quá trời quá đất mà sao nhiều bác than khổ thía .
    Một thanh niên ghé thăm nhà từng bác sĩ gửi phong bì chia sẻ .
    Có anh trẻ trẻ 30-38 còn ở chung nhà mẹ mới thấy tương đối bình đạm ...nhưng ảnh mới là số ít :-"
     
  18. yumy3685

    yumy3685 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/07
    Bài viết:
    2,302
  19. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,500
    Nơi ở:
    đà nẵng
    Cũng đàn áp dc thôi. Chưa có người thiệt mạng thì chưa có đòn bẩy, mà thiệt mạng thì phe bác sĩ bị mang tiếng chết
     
  20. MamboItaliano

    MamboItaliano Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/15
    Bài viết:
    358
    Về các tầng/ưu tiên:
    Theo hiểu của link trên thì khi ra mắt năm 1943, Maslow cho rằng tại một thời điểm thì nhu cầu nào đó sẽ ưu tiên hơn và đó gọi là hierarchy of needs. Năm 1967-1968 thì quay xe, nhu cầu có sự ưu tiên/thống trị, tức là không có hierarchy nữa, khác nào vứt bỏ cái lý thuyết 1943. Vậy là Maslow từng cho rằng có thứ tự và sau đó quay xe, nên không thể nào nói "Maslow không nói thế bao giờ".

    Về sự tuyến tính:
    Maslow diễn giải 'ascend' tức là nhu cầu đi lên và đó là đường một chiều.

    Về cái kim tự tháp:
    Đó là cách hiểu sai của một lý thuyết sai 1943. Tới 1967 ông Maslow nói là không prepotent nữa thì chịu rồi.
     
    Dr. Wilson thích bài này.

Chia sẻ trang này