@zikzak_000: Cậu có đọc bài tớ ko đấy Tớ bảo vụ Three Mile Island ko có ai bị làm sao cả mà nó vẫn được xếp vào cấp 5 đấy thôi. Vụ đấy xảy ra và kết thúc vào năm 1979, còn "đến bây giờ" cái gì nữa.
thông tin chính thức từ nhà báo đônki trùm nói láo.... hiện tại chúng tôi xác nhận ~~~> 1 số người mất tích và gây hoang mang dư luận 1. Maria Ozawa 2, Sora aoi 3. ... và 1 số em nữa .. hiện nay 1 số chàng trai cùng vai phải lứa của 1 số em này đang hoang mang vì không có ngườiddonhg phim cùng
Không phải, ý tớ là từ cấp này lên cấp kia là rất khác nhau, nên có khi cấp 5 chưa ảnh hưởng đến người nhưng cũng đã đc cả thế giới để mắt đến à? Ý tớ là dù bây giờ chưa có ảnh hưởng gì về người, thì cấp 5 cũng đã là quá nguy hiểm rồi, gần như kiểu 1 là tất cả an toàn 2 là tất cả cùng chết, chứ không có chuyện thiệt hại vừa vừa, thế nên tớ mới so sánh với thước đo độ richter, ko ảnh hưởng đến người ko có nghĩa là nó không nguy hiểm.
Lập luận ngớ ngẩn. Thang đo ở trên nói như thế phải đến mức 7 tức là bùm rồi mới gọi là nguy hiểm. Bởi lúc đó tất cả hạt nhân ở trong lò đều hóa hơi và thành mây mưa phóng xạ hết rồi. Các thang ở trên chỉ nhằm đo mức độ khắc phục sự cố, nếu cấp 1 có thể khôi phục và hoạt động bình thường thì cấp 4 hoặc 5 đã là cấp không thể khôi phục dc rồi. Người ta thường đưa các thang sự cố để baó động mức độ nguy hiểm tiềm ẩn nhằm tránh và khắc phục 1 cách kịp thời, chẳng ai đưa 1 cái thang "cấp 5: chết hơn 100.000 người" cả. Ví dụ đơn giản là thang bão, ỹ nghĩa của từ cấp 12 là mang 1 năng lượng lớn đồng thời tiềm ẩn 1 mối nguy hiểm vô cùng lớn, nếu không phòng tránh kịp thời có thể có rất nhiều người thiệt mạng. Như thế không có nghĩa là bão đến chắc chắn phải trên 10.000 người chết. Nếu có sự khắc phục hoặc chuẩn bị kịp thời con số thương vong có thể không đáng kể. Và cũng không thể dựa như vậy mà nói là "Năm xxx nào đó bão cấp 12 mà chả có ai chết sợ cái quái gì bà con nhỉ". Lập luận của cậu đồng nhất việc cảnh báo thảm họa thành mức độ thảm họa. Nghĩa là đồng nhất giữa dự báo và cảnh báo. Và dẫn đến sự sai lầm trong suy nghĩ. Trong vật lý, có 1 số thang như thang Richer hoặc thang Db, có cũng chỉ có ý nghĩa cảnh báo tiềm ẩn, không phải cứ 9 richter là nguy hiểm, nhưng không phải 5 độ richter là ko nguy hiểm.
Đề tài hạt nhân lúc nào cũng được cả thế giới để mắt tới Số người quan tâm đến nó ko phải là thước đo độ nguy hiểm Nếu chỉ có 1 với 2 thì người ta chia ra 7 cấp làm gì. Cậu viết dài dòng quá, rút cuộc cậu muốn nói lên điều gì Thế cậu có hiểu mấy cái cấp 5 với cấp 7 đó có nghĩa là gì ko mà bắt bẻ người khác
Hiểu 1 cách cơ bản: Thang này lấy chuẩn là vụ nổ Chenobyl gồm có tất cả 7 sự cố, sau đó dc chia làm 7 với sự sắp xếp sự cố từ nhỏ tới lớn. (từ hỏng van thông áp đến không thể hạ nhiệt và nặng nhất là chảy các thanh điều khiển, không thể dừng sự cố). Khi ở cấp thứ 5, nghĩa là nhà máy này tồn tại hiện thời 5 sự cố, và nó mang tiềm ẩn 1 mối nguy hại cho con người lớn hoặc rất lớn, nó có khả năng gây hại cho 1 lượng lớn hoặc rất lớn cho con người, Chú ý: Chỉ tiềm ẩn mà thôi. Nhưng không có nghĩa là có thể bỏ qua. Thứ 2: Thang này hiện tại vẫn chưa dc chuẩn hóa, do tính từ Chenobyl tới giờ vẫn chưa có sự cố nào nặng nề hơn, có thể tương lai có những sự cố nặng hơn Chenobyl, lúc đó thang sẽ dc lấy là 8 hoặc 9 tùy theo số sự cố tồn tại trong thảm họa.
Xin lỗi cậu, thế cậu đánh giá cái "tiềm ẩn" ấy bằng cách nào Nếu nói về "tiềm ẩn" thì vụ này cũng như mọi sự cố hạt nhân khác đều có thể đạt cấp 7 hoặc cao hơn như cậu nói.
^ Chính xác. Vấn đề là không thể đánh giá dc tiềm ẩn qua con số, chỉ có thể nói là gây hại rất nhiều nên càng phòng bị sớm là càng tốt. Chính vì điều đó nên khi báo động cấp 5, chúng ta ko thể dửng dưng vì 1 sự cố nhỏ cũng có thể dẫn tới thảm họa. Thang richter hiện nay chưa đạt tới ngưỡng 2 con số, nhưng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Thông thường, người ta có 1 thang đánh giá mức độ thảm hại riêng bằng 1 thang dùng năng lượng tỏa ra của thảm họa đó. Tuy nhiên, hiện tại, thang đó ở Fukushima là rất nhỏ. Tuy nhiên, thiệt hại tiềm ẩn lại rất lớn, điều đó ko mâu thuẫn vì phù hợp với các quan niệm vật lý triết học đương đại. Nói thêm (vật lý): Khi nói về các đại lượng tiềm ẩn (trừ thế năng), người ta thường sử dụng các thuật ngữ định tính (nhỏ, yếu, lớn rất lớn...) hơn là các giá trị định lượng (các số thống kê...). Do đơn giản nó chưa xảy ra, chưa tồn tại phép đo nên ko có ý nghĩa thực tế.
4shaken: tớ khuyên bạn 1 câu thôi đôi khi nhận sai tốt hơn là cứ tiếp tục cho là mình đúng, tớ tin là những ai đọc bài của bạn và cả bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra điều đấy. Còn tớ cũng chẳng có gì để tranh cãi về chuyện này cả. Dạo này đánh Lybia sao chẳng có tí thông tin nào về Nhật thế này, các bạn ở Nhật update tình hình cho mọi người đi, thấy bảo còn 20 ngày nữa mới hết dư chấn, không biết 2 ngày nay việc hạ nhiệt cái lò đấy thế nào rồi.
Thế sao cậu chưa nhận sai đi Ko nói được nữa nên đánh bài chuồn à Tớ chả cần thằng dek nào tin tớ cả Thực tế là sẽ có rất nhiều người ko tin tớ mà đi tin mấy cái báo lá cải rồi cuống cả lên Ai đúng ai sai, rồi sau khi mọi chuyện kết thúc sẽ biết @thelassamurai: Tớ chưa bao giờ nói là nó ko nguy hiểm, lúc nào mà nó chả nguy hiểm, và cấp 5 thì đương nhiên là nguy hiểm hơn cấp 4. Chẳng qua là cái bạn zikzak_000 ở trên thấy nó bảo cấp 5 thì sợ chết khiếp nên tớ mới nói là ko sao đâu. Ai ngờ lòng tốt ko được báo đáp, thôi thì kệ bạn ấy vậy P/S: Bạn zikzak_000 đọc tin tiếng Pháp à? Nếu đúng thế thì cũng chả trách, bọn Pháp là lũ chết nhát, đám nhà báo chém gió một hồi là đám độc giả vãi hết cả ra quần
Chính phủ Nhật Bản đã đề nghị bọn truyền thông phương Tây đưa thông tin về hạt nhân một cách chính xác chứ không kiểu dìm hàng nhau Có lần xem Fox nói về các địa điểm có nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản,nó thêm cả địa điểm hộp đêm
Giời ạh ai vào đây cũng vì mục đích lo cho Nhật mà, hơi đâu tranh với cãi, 2 nguồn tin mới nhất mình biết từ 1 người bạn ở Japan là các hình thức thương mại đã bắt đầu hoạt động trở lại, hết cúp điện (nạn này người ta xử lý trong 5 ngày nể thật, VN còn dài dài), xe điện ngầm hoạt động bt trở lại và xem báo thì thấy điện đã hoạt động lại ở nhà máy hạt nhân số 2 ==> tình hình đã và đang khá lên rồi, đừng mất niềm tin ở những con người tài năng và can đảm đó.
4shaken: tóm lại là bạn chả hiểu tớ nói gì cả, thế nên tớ cũng ko có nhu cầu cãi nhau thêm với bạn làm gì, thế nhé. Không biết cứ thế này thì nó sẽ mất thêm bao lâu nữa để cái lò đấy an toàn hẳn nhỉ :(
Chúng ta người ngoài, thì có thể ko cần biểu hiện thái quá, nhưng nếu như là trong cuộc thì thật là đáng sợ đấy. Người Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung thường có 1 thói quen là luôn lo lắng cho tình huống xấu nhất, người ta gọi là Lo xa. Trong nhiều trường hợp đó là 1 đức tính tốt, nhất là trong vấn đề hạt nhân. Giả sử 1 người bị nhiễm nồng độ phóng xạ khoảng 10 microsievert (tương đương với 10.10^-6 hạt alpha trong 1 đơn vị thể tích) họ đã có ảnh hưởng sinh học như ung thư, tật di truyền, vô sinh... Năng lượng thực sự mà 1 vụ rò rỉ phóng xạ thấp hơn rất nhiều so với 1 trận đọng đất, nhưng năng lượng tác dụng sinh học lại rất cao. có thể nói là sấp xỉ 100% năng lượng ấy ảnh hưởng lên con người. (động đất thì năng lượng thường tập trung vào công trình đường xá...). Do đó phải nên luôn đề phòng, mở rộng ra, đó là bài học cho Việt Nam khi xây dựng nhà máy hạt nhân. LUÔN ĐỀ PHÒNG.
Mình thì ko bao h mong VN có nhà máy hạt nhân đâu =_= mấy cây cầu xây còn ko xong kia kìa, giao thông wản ko nổi, đường xá đào lên lấp xuống như cơm bữa, làm nhà máy nó nổ tội dân lắm còn bọn tham wan thì còn lâu mới die, nhắc tới VN mình chỉ nghĩ đến 1 chữ thôi, DÂN