We Were Soldiers (2002) [720p BluRay][Chúng tôi từng là lính] SubViet

Thảo luận trong 'Phim ảnh' bắt đầu bởi donhuminhkhoa, 16/8/10.

  1. blackwater_0402

    blackwater_0402 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/7/09
    Bài viết:
    191
    Ờ, có thể tôi dại vậy cần cậu chỉ giáo thêm
    1&2.
    - Johnson ko dốt đến nỗi ko biết cắt đường tiếp liệu đối phương. Ông ta ném hết không quân vào đó đấy. Chỉ có điều ông ta quá tin tưởng vào cái gọi là "sức mạnh của không lực Hoa Kỳ". Thử hỏi khi quân Mỹ ném xuống một vùng rộng cả ngàn cây số vuông ấy thì bao nhiêu quả giết chết được đối phương? bao nhiêu quả nhóm lửa cho bộ đội nấu cơm, sưởi ấm? Và chẳng có gì bất ngờ khi biết được kẻ thù nguy hiểm nhất của bộ đội Trường Sơn là bệnh tật chứ không phải không quân Mỹ. Và ông ta cũng chả biết binh pháp cơ bản nhất là: lực lượng hữu hiệu nhất để chiếm đóng và bảo vệ lãnh thổ là bộ binh và thiết giáp.
    - Cơ sở nào mà cậu nói TQ sẽ phản ứng quân sự nếu Mỹ đưa quân vào chiếm Hạ Lào? Lúc Mỹ đưa quân ra Quảng Trị, sát bên Hạ Lào (tức đưa quân vào Việt Nam) thì TQ có đe dọa quân sự không? Lúc Mỹ đưa quân qua Campuchia thì TQ có đe dọa quân sự không? Lúc quân VNCH đưa quân qua Hạ Lào thì TQ có đe dọa quân sự không? Hạ Lào cách TQ bao xa? Chính phủ hợp pháp lúc đó là Hoàng Gia Lào là đồng minh của TQ hay Mỹ?
    3. Nãy h ở đây không bàn luận tới chuyện quân du kích địa phương (# quân từ bắc vào) xài vũ khí. Nãy h ở đây đang nói là quân Mỹ phải phòng thủ 1 phòng tuyến quá rộng và do đó dàn trải quá mỏng, không đủ sức để chống quân chính quy từ bắc chi viện người và vũ khí, và đánh thọc sâu vào Nam. Quân VNCH lúc đó là vô dụng để có thể đưa ra hỗ trợ quân Mỹ vì trang bị quá tồi và quân số ít ỏi. Từ lúc quân Mỹ vào tới trước VN hóa thì quanh đi quẩn lại quân Mỹ hầu như chỉ toàn gọi quân trừ bị Dù tới hỗ trợ khi có đánh lớn mà thôi.
    4. F thường đó năm nào? Cậu chứng minh cho tôi biết F "thường" nào trong giai đoạn chiến tranh cục bộ được trang bị tốt như vậy?

    ---------- Post added at 04:50 ---------- Previous post was at 03:28 ----------

    Cái đó không phải là nguyên nhân chính khiến họ bị thua, nguyên nhân chính khiến họ thua là địa thế và vị trí của họ quá bất lợi so với quân VNDCCH. Cho dù toàn bộ quân họ có thiện chiến như lính Dù đi nữa thì họ vẫn sẽ thua, đơn giản là vì lính Mỹ với số lượng vũ khí kinh hoàng như vậy còn không bảo vệ nổi miền Nam thì làm sao quân VNCH có thể làm được cơ chứ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/10
  2. hitman133295

    hitman133295 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    28/8/09
    Bài viết:
    1,290
    Có link MU ko cho mình xin với :D
     
  3. Saruman1989

    Saruman1989 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/9/10
    Bài viết:
    28
    1. Cơ sở nào? Là quan hệ VN-TQ giai đoạn 196x. Chính Mao từng đề nghị đem quân tham chiến giúp, nhưng ta từ chối mà chỉ đồng ý cho lính công binh và cao xạ
    2. Chính phủ Lào có thể làm gì nếu TQ đem quân sang? Những vùng đường TS chạy qua là thuộc Pathet Lào nhé. Và tôi nhấn mạnh: đem quân TQ sang Lào để gây sức ép với dư luận Mĩ chứ ko phải táng nhau ngay với Mĩ

    ---------- Post added at 12:54 ---------- Previous post was at 11:47 ----------

    Giờ giải độc huyền thoại "năm 68 quân SG có số lượng ít". Theo thống kê trong Osprey 004 Tet, năm 68 quân SG có 148789 quân địa phương và 42 ngàn dân vệ vũ trang. Còn quân chủ lực là 343 ngàn biên chế trong 15 sư đoàn và 30 trung/lữ đoàn độc lập. Ấy là chưa kể 543 ngàn Mĩ và 6 vạn chư hầu. Trong khi đó QGP chỉ có 304 ngàn, trong đó 67.765 là bộ đội địa phương, 120 ngàn du kích rải khắp miền Nam. Quân chủ lực tập trung chỉ hơn 120k thuộc 7 F, 15 E độc lập. Hẳn nhiên không thể có chuyện QGP đông hơn, cái chính là học thuyết CT Nhân dân được ta vận dụng tài tình khiến lực lượng địch bị dàn mỏng, ta tập trung được binh lực mạnh cho số ít trận quyết định. Đây là nỗ lực phi thường của toàn quân dân cả về trí-lực chứ ko phải tự nhiên mà Mĩ ngụy dễ bị xỏ mũi mà chia quân khắp nơi như bạn black nói nhé.

    ---------- Post added at 13:37 ---------- Previous post was at 12:54 ----------

    Giờ tiếp tục là huyền thoại "quân VNCH năm 68" trang bị yếu. 1 E quân SG năm 75 trang bị khủng thế nào trên nói rồi. Giờ đi sâu vào trang bị cấp D và VK Cộng đồng của quân SG năm 68:
    1 D quân SG: Có 120 M-1 carbin, 400 M-14 (nếu thuộc 3 F tinh nhuệ thì thay hết bằng M-16), 90 M-79, 40 M-60 LMG, 12 Browning 12,7 mm, 9 DKZ 90mm, 4 DKZ 107mm, 9 cối 81mm, 4 cối 120mm, 12 súng phun lửa, 4 máy vô tuyến điện. Khi cần sẽ được tăng viện 3 APC và 1 trực thăng.
    1 D quân chủ lực GP năm 75 (năm 68 chắc chắn tệ hơn): Có 193 SKS, 132 AK-47 (nếu trước năm 68 thì phải dùng cả PPSh, K-53), 27 B-40/41, 27 RPD/RP-46 LMG, 4 DShK 12,7 mm, 2-4 DKZ 57/75mm, 3-6 cối 60mm, 2-3 cối 82mm, 1 vô tuyến điện. Khi cần được tăng viện 1 khẩu KPV 14,5mm, 1 cối 120mm.

    Chẹp, nếu nói quân SG "Trang bị kém" thì chắc chủ lực QGP phải gọi là "đội quân chân đất" mới hợp

    ---------- Post added at 13:46 ---------- Previous post was at 13:37 ----------

    Nguồn số liệu: 5 tập ebook Osprey về VN War trên mạng+2 tập sách tổng kết chiến dịch của VN.
     
  4. freedomfighters

    freedomfighters Mr & Ms Pac-Man GameOver

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    256
    @Saruman bạn đừng chấp anh blackwater_0402 làm gì anh ta chỉ là thầy phán mà thôi
     
  5. XxNotMexX

    XxNotMexX Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/4/06
    Bài viết:
    268
    Nếu ko biết nói gì bạn có thể chọn quyền im lặng mà ^__^.
    Mình ghét nhất mấy đứa post bài xen ngang vô duyên như bạn đấy.
     
  6. phamduyanh

    phamduyanh R.I.P

    Tham gia ngày:
    29/8/07
    Bài viết:
    4,208
    Nơi ở:
    Darnarsus
    thắc mắc tí :-? D E F K mà 2 bạn viết là gì vậy @-) sư, trung, tiểu, lữ đoàn à :|
    bài của bạn saruman tâm đắc nhứt khúc này thôi :"> đó là điều thành công nhất của quân dân ta trong chiến tranh VN :x còn lại thì đống so sánh gear, equipments này kia đọc qua cũng ko quan tâm lắm :"> vì trc giờ vẫn nghĩ là mình trang bị yếu hơn bọn các cháu USMC và VNCH thật
     
  7. blackwater_0402

    blackwater_0402 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/7/09
    Bài viết:
    191
    Dẫn chứng? Tôi chỉ biết là họ chỉ đề nghị vào bảo vệ miền bắc để toàn bộ quân miền Bắc đi vào Nam, nhưng bác Hồ đã thẳng thừng từ chối (ko phải tham chiến trực tiếp)

    1. Trong bài của tôi ko hề có nói chính phủ Lào có thể chống lại TQ. Cái tôi muốn nói là chính phủ Mỹ có quyền danh chính ngôn thuận để đưa quân vào Lào vì chính phủ hợp pháp, được quốc tế công nhận lúc đó là Hoàng Gia Lào.
    2. Nếu Mỹ đưa quân ra Bắc, TQ sẽ đưa quan sang bảo vệ vùng đệm của họ. Cái đó thì ko đáng bàn. Nhưng chính TQ cũng muốn "bảo vệ" Nam VN (để nước Việt chia đôi mãi mãi, phụ thuộc vào TQ như TT hiện giờ). Do đó, nếu việc Mỹ có đưa quân sang Lào thì cũng chả ảnh hưởng gì đến lợi ích chính trị gì của TQ cả. Chỉ cần Mỹ ko đụng tới "vùng đệm" của họ thì họ chẳng làm gì Mỹ cả, và thực tế những lần đưa quân xuyên biên giới của Mỹ và VNCH đã chứng minh điều đó. Nếu hai bên cù cưa nhau mãi thì kẻ được lợi nhất chính là TQ.



    Cái này tôi đã có nói ở trên, quân Mỹ-VNCH phải phân tán nhỏ trong khi quân VNDCCH thì tập trung an toàn ở phía bên kia biên giớ do đó bên phía VNDCCH mới là bên chủ động chứ không thể đem tổng số lính ra mà so. Tôi vốn cục mịch nên cậu dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ quá khiến tôi sợ. Chiến tranh nhân dân là thế nào? Cậu phân tích rõ hơn xem? Có phải là tập trung bên kia biên giới để tuồn lính và vũ khí vào trong lòng địch trong khi địch vì một lý do nào đó lại không thể đánh xuyên biên giới để diệt cỏ tận gốc. Vậy theo cậu, vậy bên VN giỏi hay là do bên Mỹ quá ngu? Nếu là tôi thì tôi thiên về ý sau hơn đấy.


    1. Huyền thoại về quân VNCH được vũ trang tốt trong giai đoạn chiến tranh cục bộ
    Nguồn: http://www.vnafmamn.com/ARVN_68-75.html

    2. Huyền thoại về việc không hiểu người khác đang nói gì: Trong bài của tôi, tôi đang nói đến việc quân VNCH trang bị vũ khí rất yếu (so với lính Mỹ), nên không bao giờ họ được tin tưởng đưa ra trận để đánh các trận lớn (lính Mỹ làm thay, chết thay -> dân chúng phản đối, đòi rút về), và lính VNCH địa phương cũng không đủ sức mạnh, nhân lực để bảo vệ địa phương khi bị tập kích lớn xuyên biên giới bởi các sư đoàn chủ lực của VNDCCH. Sau đó đã bị vặn lại thành topic vũ khí vnch vs vũ khí qgp
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/10
  8. Saruman1989

    Saruman1989 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/9/10
    Bài viết:
    28
    Chẹp
    1. Đến trẻ bộ công cụ lao động̃ng hiểu siêu cường số 1 - từng táng nhau khắp TG với Nhật, Đức, Tàu - ko thể là "quá ngu", nhất là so với quân đội chân đất như VN. Cái Mĩ thua là Thiên thời (phe XHCN đang lên), địa lợi (VN gần TQ), nhân hòa (dân Mĩ chống lại cuộc chiến hao người tốn của phi nghĩa). Và lãnh đạo VN đã cao cờ hơn khi biết khoét sâu những điểm này (tham khảo thêm Phương châm 3 điểm-đánh địch trên cả 3 mặt Quân sự-Chính trị-Ngoại giao), khiến Mĩ như Khủng Long gặp bãi lầy, càng quẫy càng lún, chỉ còn nước bỏ mồi mà chạy
    2. Như tôi đã nghĩ, cậu ko nắm được súng cá nhân chỉ là phần nhỏ của trang bị tổng thể của bộ binh. Sự chênh lệch hỏa lực phần lớn ở VK cộng đồng kìa (10 AK cũng chẳng chọi nổi 1 Browning 12.7mm, 10 cối 60mm vẫn thua 1 cối 120mm). 5 năm CT Đặc biệt với 6 tỉ đô viện trợ cho quân SG (gần bằng tổng viện trợ cho VNDCCH trong 21 năm CT) đem lại hỏa lực và sức cơ động thế nào, xem lại bài trên. Việc lính Mĩ phải trực tiếp nhảy vào, có trách thì hãy trách quân SG qúa bạc nhược, vì VK mạnh tới đâu đi nữa mà muốn phát huy hiệu quả là do con người quyết định. Hát dở thì đừng đổ cho sân khấu xấu
    3 Năm 68, ngoài Khe Sanh ra chưa có chiến dịch nào quân Gp đánh cấp sư đoàn đâu nhé.

    ---------- Post added at 10:49 ---------- Previous post was at 10:37 ----------

    Chẹp
    1. Đến trẻ bộ công cụ lao động̃ng hiểu siêu cường số 1 - từng táng nhau khắp TG với Nhật, Đức, Tàu - ko thể là "quá ngu", nhất là so với quân đội chân đất như VN. Cái Mĩ thua là Thiên thời (phe XHCN đang lên), địa lợi (VN gần TQ), nhân hòa (dân Mĩ chống lại cuộc chiến hao người tốn của phi nghĩa). Và lãnh đạo VN đã cao cờ hơn khi biết khoét sâu những điểm này (tham khảo thêm Phương châm 3 điểm-đánh địch trên cả 3 mặt Quân sự-Chính trị-Ngoại giao), khiến Mĩ như Khủng Long gặp bãi lầy, càng quẫy càng lún, chỉ còn nước bỏ mồi mà chạy
    2. Như tôi đã nghĩ, cậu ko nắm được súng cá nhân chỉ là phần nhỏ của trang bị tổng thể của bộ binh. Sự chênh lệch hỏa lực phần lớn ở VK cộng đồng và hỏa lực trợ chiến kìa (10 AK cũng chẳng chọi nổi 1 Browning 12.7mm, 10 trọng liên DShK vẫn thua 1 minigun trên UH-1, 10 cối 60mm vẫn thua 1 pháo 105mm). M1, Thompson SMG là từ WW2, đúng, nhưng những M-14, M-79, M-60, DKZ các loại là thời nào? 5 năm CT Đặc biệt với 6 tỉ đô viện trợ cho quân SG (gần bằng tổng viện trợ cho VNDCCH trong 21 năm CT) đem lại hỏa lực và sức cơ động thế nào, xem lại bài trên. Việc lính Mĩ phải trực tiếp nhảy vào, có trách thì hãy trách quân SG qúa bạc nhược, vì VK mạnh tới đâu đi nữa mà muốn phát huy hiệu quả là do con người quyết định. Hát dở thì đừng đổ cho sân khấu xấu
    3 Năm 68, ngoài Khe Sanh ra chưa có chiến dịch nào quân Gp đánh cấp sư đoàn đâu nhé.
     
  9. blackwater_0402

    blackwater_0402 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/7/09
    Bài viết:
    191


    Rốt cuộc 3 yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa của cậu nói cũng chẳng có sức nặng lập luận để phản bác lại lập luận "của tôi" là đưa quân sang Lào là yếu tố then chốt quyết định thành bại của Mỹ ở VN.
    Về thiên thời: số lượng vũ khí mà phe XHCN viện trợ cho VN chả là gì nếu so với nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ
    Địa lợi: điều này có đúng 1 phần là ngăn cản Mỹ đánh ra Bắc, nhưng TQ cũng chẳng thể làm gì nếu Mỹ đi sang Lào
    Nhân hòa: cuộc chiến VN hao người, tốn của? Thực ra, nếu so với chiến tranh Triều Tiên thì trong chiến tranh VN, Mỹ thiệt hại còn ít chán. Trong 3 năm đánh nhau ở Triều Tiên, Mỹ mất tổng cộng 53,000 quân trong đó 33,000 là KIA. So với 58,000 trong 7 năm tham chiến của Mỹ ở VN thì còn ít chán. Vậy điều gì khiến dân chúng Mỹ lại quay sang phản đối chiến tranh VN? Đó là do Mỹ ko thể lợi dụng được sức mạnh của mình để kéo chiến tranh sang thành một dạng chiến tranh quy ước( tức chặn đường tiếp liệu của đối phương vào Nam), thay vào đó là "sa vào" (thực tế là do Mỹ tự đâm đầu vào) dạng chiến tranh phi quy ước của đối phương. Và kết cục là dân Mỹ không thể chấp nhận một cuộc chiến kèo dài và các nhà lãnh đạo "không tài nào có thể tìm được lối ra".

    Còn nói về đánh nhau ở Nhật, Đức? Kể từ sau thời kỳ cách mạng Công Nghiệp thì chiến tranh đã mang dáng dấp của cuộc chiến Sản Xuất (Production). Bên nào sản xuất nhiều súng đạn, có nhiều nhân lực, chịu đựng tốt hơn thì bên đó nắm ưu thế chiến thắng (trong khi đó vai trò của người chỉ huy và chất lượng binh lính xuống thấp). Xin lỗi chứ người Mỹ mà ko có tiềm lực khổng lồ, và Đức Nhật có tiềm lực kém thì đố người Mỹ có thể làm gì được Đức Nhật đấy.

    Còn đánh nhau với Tàu? Xin lỗi với một đạo quân nông dân đi chân đất như Tàu mà còn đánh quy ước đuổi Mỹ, một cường quốc đứng đầu thế giới, chạy dài từ Yalu xuống tận phía Nam Seoul thì xin lỗi tôi không còn từ nào để có thể diễn tả được các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ nữa.

    Tóm lại: tôi dùng từ "ngu" để nói về các nhà lãnh đạo Mỹ lúc đó là có vẻ hơi nói nhẹ rồi đó

    Và tại sao họ lại ngu như vậy?

    Theo tôi chỉ là nằm trong 2 điều này thôi

    1. Cao ngạo, xem thường đối phương trong khi quá hoang tưởng vào sức mạnh hỏa lưc của mình. Và điều này trả giá cho thất bại nhục mặt trước TQ ở Triều Tiên và Việt Nam.

    2. Cơ chế của Mỹ quy định người đứng thứ 2 quân đội tức bộ trưởng quốc phòng phải luôn luôn là dân sự. Điển hình là anh McNamara trước lúc lên làm Bộ trưởng quốc phòng thì chỉ là một anh quản lý doanh nghiệp, chả biết tí gì về quân đội. Anh Namra cộng với ả đàn bà Johnson tạo thành bộ đôi dân sự đầy quyền lực, trói tay cả bộ sậu tướng lãnh Mỹ mặc dù Westmoreland kêu gọi thảm thiết tăng quân và mở rộng chiến tranh. 2 ả đàn bà ấy tin là chỉ với mìn và bom là có thể khiến đôi phương không thể nào lọt qua được. Và người Mỹ cuối cùng đã nhận được "thành quả" của 2 ả đàn bà ấy là một thất bại không thể nào nhục nhã hơn được nữa.

    -----------------

    Đúng, vũ khí cá nhân không phải là quan trọng nhất trong các khí tài quân sự. Đúng là Mỹ và VNCH có sức mạnh vượt trội về hỏa lực. Nhưng cậu nên nhớ là quân VNDCCH cũng có một lời thế đó là tính bí mật và chủ động cao. Nếu đánh quy ước thì hỏa lực vượt trội của Mỹ và đồng minh sẽ đè bẹp quân VNDCCH nhanh chóng, nhưng khi đánh du kích (đối phương đến nhanh từ "trên trời" rồi rút đi nhanh sang biên giới) thì yếu tố hỏa lực mạnh khó còn nữa vì triển khai chậm (pháo binh) và không biết vị trí đối phương ở đâu để mà bắn (bắn mò).
    Trung bình 1 trận đánh Mỹ bắn gần 10 nghìn quả đạn pháo (40 đô la/ quả) nhưng thực chất có bao nhiêu quả rơi trúng đối phương? Bao nhiêu quả rơi vào chốn không người?

    Do đó, yếu tố hỏa lực "tốt" cũng khó lòng nào có thể bù đắp cho sự dàn mỏng lực lượng của phía VNCH và Mỹ.
    Hỏa lực tốt chỉ chứng tỏ được khả năng của nó khi đánh quy ước, tức biết "khá rõ" vị trí của đối phương nằm ở đâu. Và quân GP đã thiệt hại khá nặng khi đối đầu trực tiếp với hỏa lực Mỹ (Tết và Mùa hè đỏ lửa). Khi đó, công thức nhân lực VN + hỏa lực Mỹ đã phát huy rất tốt, nhưng khi đó thì đã quá muộn vì Mỹ không thể ở lại VN thêm nữa để giúp đỡ cho phía Nam VN vì dân Mỹ lúc này đang chống chiến tranh dữ dội. Điều hối tiếc nhất của phía Mỹ mà bạn có thể bắt gặp trong hầu hết cuốn sách nói về chiến tranh VN đó là không triển khai Việt Nam hóa sớm (tức vũ trang mạnh cho VNCH + Mỹ hỗ trợ hỏa lực, không trực tiếp tham chiến).

    -----------

    Trận vây Pleime, ông già của trận Ia Drang, với 2 trung đoàn thì cũng gần như là tương đương với 1 sư đoàn rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/10
  10. Saruman1989

    Saruman1989 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/9/10
    Bài viết:
    28
    1. Tôi phản bác lại lập luận đưa quân sang Lào là yếu tố then chốt quyết định thành bại của Mỹ ở VN. Tôi chỉ phân tích để thấy rằng Mĩ chẳng bao giờ dám thực hiện bước leo thang đó (theo cái "nếu" của bạn). Understand?
    2. Con khủng long có "ngu", có là "đàn bà" thì vẫn dư sức đè bẹp con hổ, phỏng? NHưng cuối cùng con hổ lại cắn chết khủng long, vậy ai dám bảo con hổ không giỏi, không mưu mẹo? NHững lý do "ngu, đàn bà" không thể là cớ để hạ thấp chiến thắng của con hổ là may mắn, nhỉ?
    3. Như đã nói ở trên, cái lợi thế chủ động không phải rung đùi mà có, đây là nghệ thuật chiến tranh mà VN phải trui rèn suốt chiều dài LS hơn ngàn năm (có cả những thất bại của nhà Hồ, nhà Nguyễn), được tổng kết thành chiến lược đúng đắn. Có thể nói không ngoa, ngay cả Liên Xô thời WW2 cũng không bằng VN về nghệ thuật phân tán-tập trung binh lực trong CT du kích. Biết nhận ra sở đoản về binh lực mà vận dụng lối đánh này để khắc chế, tránh chỗ địch mạnh-đánh chỗ địch yếu, VN rõ ràng đã cao trí hơn Mĩ, Pháp, những kẻ ngược lại không thể tận dụng ưu thế công nghệ của mình. Nôm na cũng như Thái cực quyền của VN đã đánh bại Đại lực kim cang chưởng của Mĩ vậy.

    Cái câu "đối phương đến nhanh từ "trên trời" rồi rút đi nhanh sang biên giới" thì chứng tỏ cậu chả phân biệt nổi đánh du kích cấp trung đội nó khác đánh cường tập cấp tiểu đoàn ra sao.

    Còn cái câu "yếu tố hỏa lực tốt cũng khó lòng nào có thể bù đắp cho sự dàn mỏng lực lượng của phía VNCH và Mỹ" thì thật tức cười. 1 trận địa pháo có thể bao phủ cả 1 tỉnh, 1 phi đội cường kích có thể bay tới mọi nơi ở VN trong 1 giờ để trợ chiến, 1 khẩu cối 120mm có thể chặn đứng cả 1 đại đội tiến công, 1 khẩu trọng liên có thể "làm cỏ" cả trung đội địch trong 1 loạt đạn. "Khó bù đắp" quá nhỉ? Quân đội các nước đâu có ngu mà dùng tới 500 người chỉ để vận hành 12 khẩu lựu pháo, nếu 12 khẩu pháo đó không thịt được hàng nghìn tên địch. Quân Mĩ dùng pháo không hiệu quả, đơn giản vì đối phương của họ tinh ranh chứ không "hồn nhiên" mà dồn quân không đúng chỗ.
    4. "Điều hối tiếc nhất của phía Mỹ mà bạn có thể bắt gặp trong hầu hết cuốn sách nói về chiến tranh VN đó là không triển khai Việt Nam hóa sớm" - Ồ, thế Chiến tranh đặc biệt không phải là nhân lực VN+cố vấn và hỏa lực Mĩ à. Cái "hối tiếc" này phải là của VN mới đúng, bởi nó mà xảy ra thì CT còn kết thúc sớm hơn.
    5. CHiến dịch Plâyme có 3 E là 66, 33, 320 chứ ko phải 2 nhé. Nhưng tổng 3 E này có nhõn gần 5000 quân, bằng 1/2 của F đủ thôi ợ. Còn hỏa lực phi pháo, PK chả có gì để đáng để gọi là 1 F theo đúng nghĩa cả
    6. Lý luận "năm 68 quân SG trang bị kém, quân số ít" sao cậu ko nhắc tới nữa nhẩy? Đó là tâm điểm tranh luận đấy chứ
     
  11. blackwater_0402

    blackwater_0402 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    6/7/09
    Bài viết:
    191
    Tôi đã nói :
    Các lập luận của cậu như Mỹ khồng "đánh nổi" Hạ Lào, hay TQ sẽ đưa quân tới Hạ Lào thì đều có lập luận phản bác của tôi.

    ----------------
    Thử hỏi có bao nhiêu trận mà phía Mỹ nắm rõ tin tức của đối phương để giăng bẫy, đón lỏng? Đến ngảy cả Tết Mậu Thân mà họ còn ko nắm rõ thời điểm của một đợt tiên công không lồ như vậy thì huống chi các trận tập kích vừa và nhỏ khác. Đó là lý do tại sao tôi nói "như từ trên trời giáng xuống".

    Thế phía quân GP không có hỏa lực đi kèm à? Thế mỗi lần công đồn họ không mang pháo binh theo à? Nếu tính về mức độ tập trung thì pháo binh, súng cối của họ còn mạnh hơn so với quân VNCH địa phương. Bởi thế quân địa phương lúc nào cũng phải nhờ quân cứu viện tới (thế là rơi vào các bẫy "vây điểm, diệt viện" của quân GP). Mà quân cứu viện đâu phải chỉ lên máy bay bay cái vèo 20,30 phút là tới. Họ còn phải lên kế hoạch, trang bị, chuyện đạn dược, pháo binh tới, đào công sự cho pháo binh, thám sát ...vv. Tính ra cũng mất cả tuần. Đến lúc đó có khi quân địa phương đã bị đánh tan nát và quân GP đã cao chạy xa bay.

    Thứ nhì, làm sao mà hỏa lực của Mỹ có thể hoạt động tốt và chính xác trong điệu kiện rừng rậm trùng trùng như ở VN?

    Chiến tranh đặc biệt không có hỏa lực Mỹ. Tất cả từ không quân, pháo binh, thiết giáp là của phía VNCH. Người Mỹ chỉ giữ vai trò cố vấn. Do đó mức độ hỏa lực không thể kinh hoàng như mùa hè đỏ lữa năm 1972.

    Tôi lấy theo nguồn từ phía Mỹ, họ nói chỉ có 2 Reg là 32 và 33
    http://www.history.army.mil/books/Vietnam/tactical/chapter2.htm

    Điều này chứng tỏ vấn đề đọc hiểu của cậu có vấn đề, vì ngay từ đầu tâm điểm của tranh luận là nằm ở việc "người Mỹ sẽ không thua nếu họ đưa quân qua Hạ Lào", việc quân VNCH trang bị tồi là một luận cứ nhỏ để lý giải tại sao người Mỹ hầu như không sử dụng họ trong gian đoạn chiến tranh cục bộ. Còn chuyện quân VNCH trước năm 1968 trang bị tồi như thế nào tôi đã dẫn nguồn trên kia.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/10
  12. ILSATS

    ILSATS Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    13/5/04
    Bài viết:
    5,681
    Nơi ở:
    F
    Cãi nhau nhiều quá , phim chiến tranh của nước nào làm thì dĩ nhiên nước đó phải ở cửa trên , chuyện này là điều dĩ nhiên , lạ lắm àh ? VN mà làm các phim kiểu này thì mấy chú lính Mỹ cũng chết lãng nhách thôi .
    Còn về lịch sử , chiến tranh là vậy , thắng làm vua thua làm giặc , thông tin từ 2 phía luôn luôn khác nhau hoàn toàn , một người đã tin vào phe nào thì dù phe đó có sai đến đâu vẫn cố mà ngụy biện được . Ai cũng có lí lẽ của riêng mình , cãi nhau online kiểu này có lê thê đến vài chục trang cũng chả ra đâu vào đâu . Stop lại trước khi topic bị lock thì hơn :)
     
  13. Saruman1989

    Saruman1989 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    12/9/10
    Bài viết:
    28
    1- Xin lối chứ tiêu huẩn "lập luận" của cậu là gì. Những gì cậu nói chỉ đơn thuần là "Mĩ phải thế này, Mĩ nên thế kia" chứ có dòng nào đi sâu phân tích bối cảnh quân sự-chính trị-ngoại giao thời kì đó như tôi đã viết đâu
    2 - Đề nghị cậu tìm hiểu thêm những khí tài trinh sát của Mĩ, từ máy bay tới "cây rừng nhiệt đới", cũng như hệ thống thám báo, biệt kích, chỉ điểm viêm của mĩ nhé nhé. "Từ trên trời rơi xuống" là do đối thủ của họ quá rắn tay thôi. Giai đoạn 1955-62, Mĩ thả dù hàng chục tốp thám báo ra miền Bắc, thế nhưng chả nhóm nào qua nổi 1 tuần. Thế là Mĩ kém hay là VN giỏi

    CÒn ý sau thì cậu đúng đấy. Năm 68 các F chủ lực QGP chỉ có sơn pháo 76 ly là kịch kim.

    3- CT đặc biệt, năm 64 Mĩ có 23000 cố vấn ở VN, trong đó hơn 1 vạn là phi công trực thăng và cường kích. 2/3 phi vụ xuất kích, tuy phù hiệu là không quân SG nhưng thực ra là phi công Mĩ lái đấy.

    4- "Còn chuyện quân VNCH trước năm 1968 trang bị tồi như thế nào tôi đã dẫn nguồn trên kia". Khặc khặc, 1 câu nói ngắn ngủn về VK cá nhân có thể dùng để bác cả cái list biên chế VK mà tôi tổng hợp từ 7 cuốn sách à.

    5- Thôi nhé. Tôi nhận ra là cuộc tranh luận đã trở thành câu chuyện Con kiên sleo cành đa. Tiếp diễn nueax chỉ là vô vị
     

Chia sẻ trang này