mình đao 300 400 có khi 600kb/s, vẫn ok, quan trong tuy cáp như shit nhưng về đêm chơi vẫn ngon, 11h đến 7 8h sáng thành thói quen rùi nên đứt cáp ko ảnh hưởng nhìu
chán. vào afk đợi nhân 5 mấy con cần exp. t 30 mới mua ráng lết mà mạng delay 2s chịu ko nổi + đứng nữa.
http://overlord-wot.blogspot.fr/2012/11/wot-on-pzkpfw-34-747r.html trong tech tree của Đức có 1 con premium T-34 cấp 5 chiến lợi phẩm của Đức Overlord giải bày là con này có thể gây mất cân bằng với phương châm tank pre yếu tăng trong tech tree chính do con T-34 này dc Đức cải tiến xịn hơn tank T-34 LX về động cơ, radio, tầm nhìn ngang PzIV, tốc độ ngắm tốt hơn
http://dl.wargaming.net/wot/sea/patches/8.1_ZWQyNTVcZ3/wot_81.1671_client.patch đang down 8.1 lại từ đầu bằng link này, cầu trời cho nó chạy được
Làm thế nào để kích hoạt tâm server cho pháo hả bà con đã tick enable trong setting rồi mà trong game ko có
http://www.tinmoi.vn/He-thong-cap-internet-duoi-bien-cuc-ky-mong-manh-1145735.html 90% lưu lượng thông tin thế giới truyền đi trên internet thực hiện qua hệ thống cáp ngầm dưới biển. Tuy nhiên, hệ thống này lại rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, có khi chỉ bởi một cái mỏ neo. Nền kinh tế thế giới bị mỏ neo đe dọa Tháng 12/2008, hệ thống cáp biển Địa Trung Hải bị phá hủy, khiến dịch vụ internet trở nên chập chờn khắp Trung Đông và kéo dài tới Đông Nam Á. Hy Lạp là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất khi tới 80% mạng lưới mạng không hoạt động. Dịch vụ e-mail và truy cập web bị gián đoạn tại Arab Saudi và các quốc gia vùng Vịnh khác. Thậm chí, các quốc gia xa xôi như Malaysia và Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng. Ngành công nghiệp cung ứng linh kiện khổng lồ của Ấn Độ cũng gặp chút cản trở khi hàng loạt máy fax tầm trung phải ngừng chuyển tới tay khách hàng cho đến khi sự cố được khắc phục. Vụ việc tương tự xảy ra hồi tháng 1 và 2/2008, khi các đường cáp ở khu vực Trung Đông bị “hạ gục” trong vòng 48 tiếng đồng hồ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng liên lạc của Trung tâm chỉ huy quân sự Mỹ tới khu vực Afghanistan và Iraq. Một đường cáp ngầm dưới biển. Xa hơn nữa, tháng 12/2006, một trận động đất đã “xé toạc” đường cáp chạy qua khu vực biển Đông giữa Đài Loan và Philippines, làm “tê liệt” 90% hệ thống liên lạc ở khu vực. Các dịch vụ cơ bản được khôi phục trong 1 - 2 ngày sau, nhưng quá trình sửa chữa hoàn toàn hệ thống cáp phải mất đến hơn một tháng. Vụ việc xảy ra hồi tháng 12/2008 có nguyên nhân xuất phát từ một cơn địa chấn dưới biển, còn thủ phạm gây gián đoạn cho hệ thống internet hồi tháng 1/2008 lại là những chiếc mỏ neo “đi lạc”. Tuy nhiên, trước khi có kết luận cuối cùng, đã có giả thiết cho rằng vụ đứt cáp hồi tháng 1/2008 là do sự phá hoại có chủ ý, bởi trước đây sự việc tương tự từng diễn ra. James Lewis, giám đốc và là thành viên cao cấp của Chương trình chính sách công nghệ thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), tại Washington, Mỹ, cho hay: “Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các hệ thống cáp ngầm dưới biển là các đường dây liên lạc, truyền thông là mục tiêu quân sự đầu tiên. Vào đầu những năm 1970, Mỹ thậm chí còn thâm nhập thành công một đường cáp dưới đáy đại dương và “ngang nhiên” nghe trộm các cuộc đàm thoại của người Liên Xô”. Việc khắc phục sự cố đứt cáp tốn thời gian, công sức, đòi hỏi huy động nhiều máy móc hiện đại. Trung Đông là một khu vực nhạy cảm bởi hệ thống “gánh” tới 75% “giao thông” giữa châu Âu và Trung Đông. Đường cáp ngắn nhất ở đây dài 12.400 dặm và sự kêt nối chỉ thông qua một đầu mối trung tâm. Các vụ việc trên cho thấy một sự thật đáng ngạc nhiên về internet: đó là, internet quá mỏng manh và cần phải được bảo dưỡng thường xuyên. Nếu không có một đội ngũ đi “nối” những đường cáp ngầm dưới biển thì toàn bộ hệ thống internet của thế giới sẽ dần dần mất hẳn vì những nguyên nhân cỏn con, có khi chỉ là cái mỏ neo. Kéo theo đó là những thiệt hại to lớn tới nền kinh tế thế giới. Đầu tiên, đường truyền sẽ chậm dần do lưu lượng thông tin truyền qua cáp giảm dần, liên lạc bằng email bị gián đoạn, các giao dịch tài chính toàn cầu chấm dứt, sau đó các cơ sở kinh doanh với nước ngoài sẽ phải ngừng hoạt động. Một hệ thống internet đồ sộ mà con người sử dụng để kết nối toàn cầu khi đó sẽ chỉ còn mang tính chất cục bộ, địa phương. 90% lưu lượng internet "chui" từ dưới biển lên Khi ngày càng nhiều điểm wifi mọc lên, biến việc truy cập internet không dây trở nên phổ biến, nhiều người cho rằng internet là từ “trên trời rơi xuống”, không cái gì khác ngoài vệ tinh đã đem internet tới cho con người. Tuy nhiên, thực tế vệ tinh chỉ truyền tải chưa đến 10% lượng thông tin trên internet. Hầu hết lưu lượng thông tin đang vận hành bên trong những đường cáp ngầm dưới biển, chạy khắp thế giới. Chúng “vào bờ” thông qua các trạm thu trên mặt đất, đưa internet tới từng doanh nghiệp và hộ gia đình. Cơ sở hạ tầng mạng internet hết sức phức tạp nhưng dễ tổn thương. Paul Kurtz, cựu thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, hiện là cố vấn cho các tập đoàn và Chính phủ về bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu, cho biết: “Hầu hết mọi người đều không biết được cách thức thông tin truyền đi toàn cầu. Hệ thống truyền thông và hệ thống internet có nhiều sự kết nối và phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Trong đó, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng internet rất dễ dàng nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng". Theo Don Jackson, giám đốc tình báo cho công ty an ninh SecureWorks, tại Atlanta, Mỹ, các quốc gia đã đối phó tương đối tốt trước các cuộc tấn công mạng, nên tấn công cơ sở hạ tầng trở thành hình thức thay thế hấp dẫn. "Trong thời đại hiện nay, khi dường như tất cả công việc tài chính, kinh doanh và xã hội đều được “internet hóa” thì hậu quả từ những vụ việc như vậy là rất lớn”, Jackson khẳng định. Hệ thống cáp ngầm dưới biển đầu tiên được lắp đặt năm 1850, dưới kênh eo biển Manche, nối giữa khu vực Dover và Calais ở Anh và Pháp. Hệ thống gồm dây đồng bảo vệ khỏi nước bằng một lớp cao su cứng làm từ cây gutta-percha, đính kèm với chì để giữ đường dây cáp chìm dưới đáy biển. Hệ thống cáp này “chứa” các thông tin điện báo trong vòng ba ngày cho đến khi những ngư dân người Pháp vô tình cắt mất. Các hệ thống cáp quang hiện đại ngày càng nhiều và đáng tin cậy hơn. Ngày nay, có khoảng 250 - 300 đường cáp ngầm dưới đáy đại dương đang hoạt động.
quải nhỉ, bây h ms có 4/11 sao đã hết hạn giảm giá đạn gold thế này tù hôm qua dén h cày tiền dc gân 5tr mà ko mua luôn, đến tối hninf lịa chả còn giảm giá - - - Updated - - - quải nhỉ, bây h ms có 4/11 sao đã hết hạn giảm giá đạn gold thế này tù hôm qua dén h cày tiền dc gân 5tr mà ko mua luôn, đến tối hninf lịa chả còn giảm giá
hjx, biết thế cày dc tý tiền nào mua luôn cho lành, hôm qua cày dc 3tr cú tuỏng ngày 5 ms hết hạn nên để lại định bây h mua luôn thể chán vãi
sao bên FPT nói đến ngày 7 mới xong mà.... - - - Updated - - - sao bên FPT nói đến ngày 7 mới xong mà.... móa, bọn này làm ăn xl' thất Từ ngày 25/10/2012, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gate Way) sẽ được sữa chữa. Dự kiến ngày 10/11/2012, toàn bộ sự cố sẽ được xử lý, kênh truyền sẽ được khôi phục. mẹ, nó chỉnh lại số 4 thành 10....
cũng may là wargaming nó kéo dài thời gian nạp code lên 12/11, đợi sửa cáp xong nạp vô chơi cho sướng