[Zing]Topic Covid-19 ở nước ngoài. US THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT

Thảo luận trong 'Tin tức COVID trong nước và quốc tế' bắt đầu bởi vuongquang007, 17/3/20.

  1. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    trân quý fen, chịu khó thông não cho thằng em ngu si của toy :6cool_smile:
     
    lastsamurai thích bài này.
  2. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    https://zingnews.vn/who-bo-3-bien-chung-ncov-khoi-danh-sach-dang-quan-tam-post1265550.html
    WHO bỏ 3 biến chủng nCoV khỏi danh sách đáng quan tâm
    Tổ chức Y tế Thế giới hạ cấp cảnh báo với các biến chủng này vì tỷ lệ lây nhiễm suy giảm đáng kể.

    Theo Newsweek, ba biến chủng nCoV mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại bỏ khỏi danh sách đáng quan tâm là Eta, Iota và Kappa. Từ ngày 22/9, chúng được xếp vào nhóm đang theo dõi (Variants Under Monitoring - VUM), mức độ cảnh báo thấp hơn các biến chủng đáng quan tâm.

    Suy giảm đáng kể tỷ lệ lây nhiễm
    Các biến chủng đang theo dõi là những loại có sự thay đổi di truyền, nghi ngờ ảnh hưởng đặc điểm của virus. Một số dấu hiệu cho thấy nó có thể gây ra rủi ro trong tương lai. Song, bằng chứng về tác động dịch tễ học chưa rõ ràng, cần theo dõi tăng cường, đánh giá lặp lại khi chờ dữ liệu mới. Hiện danh sách VUM có 14 biến chủng.

    Trước đó, Eta, Iota, Kappa được đưa vào danh sách biến chủng đáng quan tâm vì khả năng dễ lây lan cũng như gây bệnh nặng. Mức độ hiện diện của chúng trong tỷ lệ các ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã có sự sụt giảm đáng kể. Đây cũng là cơ sở để WHO đưa cảnh báo thấp hơn cho các biến chủng này.

    Biến chủng đáng quan tâm (VOIs) hay cần theo dõi, đáng chú ý là các chủng xuất hiện ở nhiều ổ dịch tại các quốc gia khác nhau, chứa một vài dạng đột biến tiềm năng nguy hiểm, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy chúng dễ lây lan hơn hay độc lực cao hơn.

    Kappa là biến chủng nCoV được phát hiện đầu tiên vào tháng 10 ở Ấn Độ. Nó còn có tên gọi khác là B.1.617.1, gần giống Delta (B.1.617.2). Indian Express gọi Kappa và Delta là “anh em ruột” vì cùng “hậu duệ” của biến chủng kép B.1.617.

    Trong khi đó, Iota (B.1.526) được phát hiện tại Mỹ lần đầu vào tháng 11. Hiện tại, Mỹ không ghi nhận F0 nhiễm biến chủng này. WHO xếp nó vào nhóm đáng quan tâm vào ngày 24/3.

    Eta còn có tên gọi là B.1.525, được phát hiện vào giữa tháng 2. Ngày 15/2, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Anh), tình cờ phát hiện biến chủng này sau khi giải trình tự gene các bệnh nhân ở 10 quốc gia như Đan Mạch, Mỹ, Australia. Chỉ sau 3 ngày, biến chủng này đã xuất hiện ở 13 quốc gia, vùng lãnh thổ. Biến chủng này chứa đột biến E484K, loại có trong B.1.351 của Nam Phi và P.1 từ Brazil. Nó từng được các nhà khoa học cảnh báo là có thể kháng vaccine.

    Hiện tại, Iota phổ biến nhất trong 3 biến chủng nói trên nhưng chỉ đạt tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là 3% trong tổng số ca mẫu bệnh phẩm giới chuyên gia giải trình tự. Kappa đạt đỉnh tỷ lệ lây nhiễm 1%. Trong khi đó, con số này của Eta chưa bao giờ chạm mốc 1%. Cả ba đều cho thấy sự suy giảm đáng kể trong việc lây truyền, rất ít hoặc hầu như không xuất hiện ở các khu vực trước đây đã báo cáo nhiều ca mắc.

    WHO không xếp Kappa, Iota hay Eta vào nhóm đáng quan tâm vì không coi chúng là nguy cơ toàn cầu. Song, chúng có thể vẫn nằm trong danh sách cần quan tâm ở một số quốc gia. Riêng tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) không chỉ định biến chủng nào cần quan tâm.

    Hai biến chủng WHO gắn mác “đáng quan tâm”
    Hiện tại, theo bản cập nhật ngày 22/9 của WHO, danh sách các biến chủng đáng quan tâm chỉ còn Lambda và Mu.

    Biến chủng Mu còn có tên khoa học B.1.621, xuất hiện lần đầu tiên tại Colombia vào đầu tháng 1. Ngày 30/8, WHO bổ sung Mu vào danh sách biến chủng Covid-19 cần theo dõi.

    B.1.6.21 đã gây ra một số chùm ca bệnh rải rác tại Nam Mỹ và châu Âu. Tuy vậy, biến chủng này không lây lan mạnh như chủng Delta. Các nhà khoa học nhận định đây không phải là mối đe dọa lớn đối với thế giới.

    WHO tiết lộ lý do khiến Mu cần phải theo dõi vì “có một vài đột biến có thể có khả năng vượt qua hệ miễn dịch, giống như hiện tượng xảy ra với biến chủng Beta” và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

    Trong khi đó, biến chủng Lambda (hay còn gọi là C.37) được phát hiện lần đầu tiên ở Peru. Chỉ sau thời gian ngắn, nó nhanh chóng khiến các chuyên gia ở Mỹ Latin lo lắng về những đột biến bất thường.

    Lambda có 7 đột biến trong protein mà virus sử dụng để lây nhiễm sang tế bào người. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến đột biến L452Q, tương tự L452R đã được phát hiện ở biến chủng Delta. Đây cũng là đột biến giúp biến chủng Delta lây lan nhanh hơn.

    Theo một bài báo của hai chuyên gia Nhật Bản được đăng tải vào đầu tháng 8 trên trang biorxiv.org, biến chủng Lambda mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S, có thể thoát khỏi kháng thể sau khi nhiễm, sau khi tiêm một số loại vaccine.

    Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa được xuất bản trên một tạp chí có thẩm định. Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy biến chủng Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vacicne.
     
    *Forte* thích bài này.
  3. Gilles

    Gilles C O N T R A

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,688
    Tiến sĩ MIT về kỹ thuật sinh học và chuyên gia về hệ miễn dịch tỏ ý muốn tranh luận trực tiếp trên truyền hình với Fauci -> bị twitter ban nick

    [​IMG]
     
    ducanh6988 thích bài này.
  4. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
  5. Thẩm Phán

    Thẩm Phán The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    9,362
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    chất vấn cái loz - twitter said =))
     
    viendu thích bài này.
  6. StuWolf

    StuWolf Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    5,468
    Nơi ở:
    Silvermoon City
  7. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Leon S. Kennedy ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    13,817
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
  8. Storm_Dance

    Storm_Dance Leon S. Kennedy

    Tham gia ngày:
    21/10/16
    Bài viết:
    13,887
    Tiến sĩ là người đầu tiên tạo ra EMAIL luôn đấy ;))
     
    lastsamurai thích bài này.
  9. Thẩm Phán

    Thẩm Phán The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    9,362
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
    Cuối cùng thì bị ban acc như dân đen
     
  10. StuWolf

    StuWolf Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    5,468
    Nơi ở:
    Silvermoon City
    uả hahaha
     
  11. Must

    Must Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    5,504
    đéo biết thằng cha này là ai, tiến sĩ mà ăn nói như kẻ vô học vậy.
     
  12. zenky1719

    zenky1719 Á Hậu TG đi khách 11k Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/1/08
    Bài viết:
    1,277
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Bạn này cái bằng PhD về system biology, vốn là dùng toán với máy tính để phục dựng tế bào sinh học, không liên quan gì tới sinh học truyền thống, chưa kể bạn này từ lâu đã không nhúng tay vào nghiên cứu, chủ yếu đi kêu gọi quyên góp bầu cử, còn dính scandal bảo sáng chế ra email.

    Với cái ngành mỗi năm mỗi thay đổi, người hiện làm trong ngành nghiên cứu còn chưa ai dám vỗ ngực xưng tên, thì với thông tin bạn này, take it as a grain of salt, thôi.

    Chưa kể cả câu không đưa ra được luận điểm gì, lại đem bằng PhD ra hù, thứ này trong ngành bị khinh như gì. Viết cái status giật le kiểu anh hùng kiếm fame bầu cử thôi, sẵn dịp MA đang có đợt bầu nhân sự local.
     
  13. Gilles

    Gilles C O N T R A

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,688
    Fully+vaxed+rate+instantly+plummets_3babff_8953113.jpg

    Fauci thay đổi định nghĩa "tiêm đủ" là bao gồm các mũi tăng cường.
     
  14. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    Phát hiện mới về nguyên nhân khiến nhiều F0 tử vong
    Theo nhóm nghiên cứu tại Scotland, những người mang đoạn gene OAS1 có kháng thể chống nCoV mạnh mẽ, giúp họ giảm nguy cơ nhập viện, tử vong vì Covid-19.

    Theo Independent, công trình do nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Virus MRC, Đại học Glasgow, Scotland, phát hiện. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào ngày 28/9.

    “Sát thủ” của nCoV
    Một số F0 có khả năng tự bảo vệ mạnh mẽ, chống lại lây nhiễm nCoV, trong khi đó, nhiều người lại diễn biến nặng, tử vong khi mắc Covid-19. Theo nhóm tác giả, điều này xuất phát từ những biến đổi nhỏ trong cấu trúc gene của bệnh nhân.

    Đoạn gene mà họ phát hiện có khả năng quyết định đó là OAS1. Đây là mã gene được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các phản ứng cơ thể khi virus tấn công.

    Khi một tế bào của con người bị lây nhiễm nCoV, protein OAS1 có thể cảm nhận virus hiện diện. Nó bắt đầu hoạt động và sâu chuỗi các sự kiện liên quan nhằm xác định đặc điểm của kẻ lạ mặt. Sau đó, mã gene này kích hoạt enzyme tiêu diệt RNA, cho phép tế bào bắt đầu tấn công vật chất di truyền của virus.

    Nghiên cứu cho thấy một số người có đoạn gene OAS1 có khả năng bảo vệ trước nCoV cao vượt trội, nhờ cơ chế mã hóa trước (prenylation). Các phân tử kỵ nước (lipid) đơn lẻ được bổ sung vào protein hoặc hợp chất hóa học.

    Bên trong tế bào nCoV là túi hình thành từ lipid, giúp tái tạo bộ gene. Enzyme do OAS1 tạo ra được mã hóa sao cho phù hợp với bộ lọc tìm kiếm virus. Vì thế, nó được ví như “chiến mã săn mồi”, truy lùng SARS-CoV-2. Ngay khi nhận thấy đặc điểm di truyền (protein tăng đột biến) của nCoV, OAS1 sẽ kích hoạt cơ chế hủy diệt.

    Ở những bệnh nhân phải nhập viện vì Covid-19, phiên bản tiền mã hóa gene OAS1 hầu như không có. Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Scotland cho thấy người không mang gene này có nguy cơ nhập viện, tử vong cao hơn 1,6 lần.

    Với phát hiện này, nhóm tác giả cảnh báo Covid-19 có thể nguy hiểm hơn gấp nhiều lần, ngay cả khi không tiến hóa để thích nghi với hệ miễn dịch. Đặc biệt, nếu SARS-CoV-2 đột biến và có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ của OAS1 tiền mã hóa, nó có thể dễ lây lan và gây chết người nhiều hơn.

    Phát hiện F0 có nguy cơ diễn biến nặng dựa trên nền tảng di truyền
    Ngày 24/9, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) Mỹ cũng công bố kết quả giải thích một số F0 diễn biến nặng, vì sao nhiều nam giới mắc Covid-19 tử vong hơn phụ nữ.

    Nghiên cứu cho thấy hơn 10% F0 trở nặng có kháng thể tự động tấn công hệ miễn dịch thay vì virus gây bệnh. Khoảng 3,5% người mắc Covid-19 phải nhập viện có một đột biến di truyền ảnh hưởng khả năng miễn dịch.

    Cả hai nhóm này đều thiếu các phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào protein interferon loại I. Đây vốn là tập hợp 17 protein quan trọng để bảo vệ tế bào và cơ thể khỏi virus. Sự vắng mặt của protein interferon loại I được cho là nguyên nhân khiến các bệnh nhân mắc Covid-19 dễ trở nặng hơn.

    Đây không phải lần đầu giới nghiên cứu phát hiện nhiều điểm liên quan giữa gene và Covid-19. Trước đó, cuối năm 2020, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh đã nghiên cứu ADN của 2.700 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 208 đơn vị chăm sóc đặc biệt trên khắp nước Anh. Họ khám phá ra 5 gene liên quan hai quá trình phân tử - miễn dịch kháng virus và viêm phổi là tâm điểm của nhiều ca bệnh nặng.

    Theo Reuters, các gene mới được phát hiện gồm IFNAR2, TYK2, OAS1, DPP9 và CCR2, giải thích vì sao một số người gặp triệu chứng nặng, trong khi những người khác lại chỉ bị nhẹ. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature.

    Nhóm chuyên gia tại Anh phát hiện sự gia tăng hoạt động của gene IFNAR2 có thể tạo ra sự bảo vệ chống lại Covid-19. Bởi nó có khả năng bắt chước tác dụng của việc điều trị bằng interferon.

    Những phát hiện về mối liên hệ giữa gene và Covid-19 giúp các nhà khoa học có thêm dữ liệu trong công cuộc tìm kiếm các loại thuốc chữa bệnh. Họ thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc nhắm vào cơ chế kháng virus và chống viêm cụ thể.

    Nhóm chuyên gia của Đại học Edinburgh phát hiện sự gia tăng hoạt động của gene IFNAR2 có thể tạo ra sự bảo vệ chống lại Covid-19, vì nó có khả năng bắt chước tác dụng của việc điều trị bằng interferon.

    Nhiều loại thuốc hiện có được khám phá trong các thử nghiệm lâm sàng về khả năng chống lại Covid-19, bao gồm interferon-beta-1a, thuốc điều chỉnh phản ứng miễn dịch interleukin-1 và thuốc viêm khớp Kevzara của Sanofi.
     
    Leo_whisky0476 thích bài này.
  15. lang băm

    lang băm Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    7,340
    GIống như cán bộ vẫn bảo là nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch đó =))
     
    viendu thích bài này.
  16. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    Công bố thêm dữ liệu về hiệu lực của vaccine AstraZeneca
    Các dữ liệu này nằm trong cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của AstraZeneca, xem xét 26.000 tình nguyện viên ở Mỹ, Chile và Peru.

    Theo Reuters, nhà sản xuất của AstraZeneca vừa công bố vaccine này có hiệu lực 74% trong việc ngăn ngừa F0 có triệu chứng. Riêng với người từ 65 tuổi trở lên, hiệu lực của AstraZeneca tăng lên 83,5%.

    Các kết quả này nằm trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của AstraZeneca với 32.451 người tham gia. Kết quả được công bố trên tạp chí y học New England.

    Các tác giả xem xét hiệu lực bảo vệ của vaccine trên 26.000 tình nguyện viên ở Mỹ, Chile, Peru. Họ đều đã được tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca.

    Trong số 17.600 người được tiêm vaccine, không tình nguyện viên nào mắc Covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng hoặc phải nhập viện điều trị ICU. Còn lại, 8.500 người được tiêm giả dược. Nhóm này có hai ca tử vong sau khi mắc Covid-19.

    Ngoài ra, không tình nguyện viên nào gặp tác dụng phụ đông máu hiếm gặp hay huyết khối, giảm tiểu cầu sau khi tiêm AstraZeneca.

    Tiến sĩ nghiên cứu vaccine Anna Durbin, Đại học Johns Hopkins, điều tra viên của thử nghiệm, cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên về kết quả này. Nó có khả năng bảo vệ cao chống lại nguy cơ diễn biến nặng, điều trị tích cực”.
     
    Storm_Dance thích bài này.
  17. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,219
    Nơi ở:
    Siwa
    https://vnexpress.net/chau-a-but-toc-trong-cuoc-dua-tiem-chung-4365568.html
    Châu Á bứt tốc trong cuộc đua tiêm chủng
    Châu Á từng bị Mỹ và châu Âu bỏ khá xa trong giai đoạn đầu cuộc đua tiêm chủng Covid-19, nhưng mọi thứ thay đổi ở chặng cuối.

    Sau khởi đầu tương đối chậm, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia giờ đây đã vượt Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng trên mỗi 100 dân, điều từng khó có thể nghĩ đến hồi đầu năm nay. Tỷ lệ này của Hàn Quốc là 1,49, Malaysia 0,92, Nhật Bản 0,9, trong khi Mỹ là 0,19, theo Our World in Data. Một số quốc gia châu Á đã hoặc gần vượt qua Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho người dân.

    Tại Hàn Quốc, giới chức cho biết vaccine đã giúp hầu hết mọi người tránh nguy cơ nhập viện. Khoảng 0,6% người tiêm chủng đầy đủ bị diễn tiến nặng sau khi mắc Covid-19 và khoảng 0,1% tử vong, theo dữ liệu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc thu thập từ tháng 5 tới tháng 8.

    Tại Nhật Bản, số ca bệnh nặng đã giảm một nửa trong tháng trước, xuống còn hơn 1.000 ca mỗi ngày. Số người phải nhập viện vì Covid-19 giảm mạnh từ mức hơn 230.000 vào cuối tháng 8 xuống khoảng 31.000 vào ngày 28/9.

    "Nó gần giống như cuộc đua giữa thỏ và rùa", Jerome Kim, tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận ở Seoul chuyên nghiên cứu về vaccine cho các nước đang phát triển, nói. "Châu Á luôn sẵn sàng sử dụng vaccine khi chúng có sẵn".

    [​IMG]
    Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại cửa hàng trò chơi Pachinko ở Osaka, Nhật Bản tháng trước. Ảnh: AFP.

    Châu Á vẫn đối mặt với những nguy cơ của dịch, trong khi hầu hết các nước trong khu vực chưa thể tự sản xuất vaccine và có thể đối mặt với những vấn đề về nguồn cung. Chiến dịch tiêm chủng ở một số quốc gia cũng chưa đạt kết quả mong muốn. Tuy nhiên, với phần lớn khu vực, những thành công về tiêm chủng và kiểm soát dịch đã tạo ra những thay đổi rõ rệt, tăng thêm hy vọng về cuộc sống bình thường trở lại lâu dài.

    Khác với Mỹ, vaccine chưa bao giờ là vấn đề gây chia rẽ nhiều ở châu Á - Thái Bình Dương. Tình trạng ngần ngại vaccine ở mỗi quốc gia vẫn tồn tại, nhưng tương đối nhỏ lẻ. Người dân các nước hầu như không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng thông tin sai lệch lớn như phương Tây. Hầu hết người dân châu Á đều tin tưởng chính phủ của họ làm điều đúng đắn và sẵn sàng đặt lợi ích của cộng đồng trên quyền tự do cá nhân.

    Reuben Ng, phó giáo sư Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore và thường nghiên cứu về tình trạng ngần ngại vaccine toàn cầu trong suốt thập kỷ qua, cho biết người dân châu Á chủ yếu có quan điểm tích cực về vaccine, ngay cả trước khi Covid-19 xuất hiện. Châu Á có một niềm tin phổ biến rằng vaccine là cách duy nhất giúp thoát khỏi đại dịch.

    Tại Hàn Quốc, khi giới chức mở chiến dịch tiêm chủng cho người từ 50 tuổi trở lên, khoảng 10 triệu người đã cùng lúc truy cập vào trang web chính phủ để đăng ký. Hệ thống, được thiết kế đủ để xử lý 300.000 yêu cầu một lúc, đã bị sập tạm thời.

    Người dân ở những nước nghèo hơn trong khu vực cũng nhận thấy họ không còn lựa chọn nào tốt hơn tiêm chủng để có thể thoát cảnh phong tỏa kéo dài. Indonesia và Philippines là nơi sinh sống của hàng nghìn lao động làm công ăn lương hàng ngày, những người không thể dựa vào trợ cấp thất nghiệp để tồn tại.

    Arisman, 35 tuổi, một tài xế xe ôm ở Jakarta, Indonesia, chia sẻ đã tiêm mũi vaccine Sinovac thứ hai vào tháng 7, bởi công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người.

    "Nếu tôi ốm, tôi không thể kiếm tiền", Arisman nói.

    Khi Mỹ và châu Âu gấp rút tiêm chủng cho người dân vào cuối năm ngoái, nhiều nước châu Á tận hưởng khoảng thời gian thảnh thơi giữa đại dịch. Họ đã kiểm soát tốt Covid-19 nhờ đeo khẩu trang, xét nghiệm diện rộng cùng lệnh đóng biên và phong tỏa. Nhiều quốc gia muốn đợi các thử nghiệm lâm sàng của vaccine được hoàn tất trước khi bắt đầu đặt hàng.

    Sau đó, biến chủng Delta xuất hiện và nhanh chóng lây lan mạnh. Mùa hè này, Hàn Quốc phải đối mặt làn sóng Covid-19 tồi tệ nhất, trong khi các bệnh viện ở Indonesia hết oxy và giường bệnh. Tại Thái Lan, nhân viên y tế thậm chí phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân do quá tải. Đối mặt với ca nhiễm tăng, các nước châu Á đã nhanh chóng thay đổi chính sách tiêm chủng.

    Sau khi Sydney phải phong tỏa vào tháng 6 liên quan tới một tài xế chưa tiêm chủng nhiễm Delta, Thủ tướng Scott Morrison, người từng nói tiêm chủng không phải là cuộc đua, hồi tháng 7 kêu gọi người dân Australia tăng tốc tiêm vaccine.

    Thủ tướng Morrison cũng tìm cách khắc phục nguồn cung vaccine trong nước. Vào tháng 8, quốc gia này đã mua một triệu liều vaccine Pfizer từ Ba Lan và mua thêm một triệu liều Moderna của châu Âu vào tháng 9.

    Khi chủng Delta xuất hiện, chưa tới 25% người Australia trên 16 tuổi tiêm ít nhất một mũi. Nhưng hiện tại, bang New South Wales, nơi có thành phố Sydney, đã tiêm chủng ít nhất một liều cho 86% dân số trưởng thành và khoảng 62% đã tiêm đủ mũi. Australia dự kiến tiêm đầy đủ cho 80% dân số trên 16 tuổi vào đầu tháng 11.

    "Chúng tôi có sự lãnh đạo cộng đồng tuyệt vời, khi những người ở tất cả đảng phái chính trị đều hỗ trợ cho chiến dịch tiêm chủng. Điều đó thực sự giúp chúng tôi đẩy lùi tình trạng ngần ngại vaccine", Greg Dore, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học New South Wales, nói.

    Nhiều chính phủ khác sử dụng các ưu đãi để khuyến khích tiêm chủng. Tại Hàn Quốc, giới chức đã nới hạn chế vào tháng 8 đối với các cuộc tụ tập riêng tư của người đã tiêm chủng đầy đủ, cho phép họ có thể gặp gỡ đông người, nhưng duy trì hạn chế nghiêm với những người khác. Singapore, nơi hơn 80% dân số đã tiêm chủng đủ mũi, cũng có những biện pháp tương tự.

    [​IMG]
    Nhân viên y tế tới tận nhà tiêm vaccine Covid-19 ở Sabak Bernam, Malaysia hồi tháng 7. Ảnh: AP.

    Các nhà nghiên cứu ở những nước này cũng tìm hiểu về vấn đề của những người từ chối tiêm chủng và cố gắng thuyết phục họ thay đổi quan điểm. Reuben Ng, phó giáo sư của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết khi nhóm của ông phát hiện một số người cao tuổi sống một mình lo ngại về tác dụng phụ của vaccine và sợ sẽ chết trong cô đơn, các tình nguyện viên đã cam kết đến thăm họ sau khi tiêm chủng và cách tiếp cận này đã mang lại hiệu quả.

    Khi có thể đặt hàng được vaccine, nhiều nước cũng chạy đua thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho tiêm chủng đại trà, nhằm bù đắp cho khởi đầu chậm chạp.

    Chính phủ Nhật Bản đã huy động quân đội tới các điểm tiêm chủng ở Tokyo và Osaka, đồng thời cho phép các công ty chủ động tiêm chủng cho nhân viên. Chính quyền địa phương cũng chấp nhận chi thêm tiền lương cho những bác sĩ và y tá phục vụ tiêm chủng vào ngày nghỉ.

    Với hơn 70% dân số tiêm ít nhất một liều, tỷ lệ tiêm chủng của Nhật Bản đã vượt qua Mỹ, quốc gia mới đạt tỷ lệ gần 64%. Tại một số vùng nông thôn Nhật Bản, tỷ lệ tiêm chủng đã đạt gần 100%.

    "Thông thường, mọi người sẽ do dự và không nhiệt tình lắm với vaccine", Takashi Nakano, giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Kawasaki, nói. "Nhưng với những cam kết chính trị mạnh mẽ, cả dân tộc chúng tôi đều có cảm nhận chung là cần phải ngăn chặn căn bệnh truyền nhiễm này".
     
    jumper, zerostar90 and lastsamurai like this.
  18. Gilles

    Gilles C O N T R A

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,688
  19. zerostar90

    zerostar90 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/3/10
    Bài viết:
    1,935
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
  20. Gilles

    Gilles C O N T R A

    Tham gia ngày:
    2/5/10
    Bài viết:
    1,688
    https://www.timesofisrael.com/over-...nt-get-3rd-dose-to-lose-green-pass-on-sunday/

    Hơn 1 triệu người Israel chưa tiêm mũi 3 sẽ mất thẻ xanh vào chủ nhật. Nhiều người sẽ không thể tới nơi công cộng và tụ tập mà không test âm tính sau khi chính sách thay đổi đòi hỏi phải có mũi tăng cường sau sáu tháng tiêm mũi vax thứ 2.
    [​IMG]

    Biểu tình chống thẻ xanh covid tại Israel
    https://twitter.com/dbluglass/status/1442009180357861376
    upload_2021-10-1_22-9-24.png
    upload_2021-10-1_22-10-9.png

    "từ người sống sót nạn diệt chủng trở thành con chuột phòng thí nghiệm"
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này